truyền hình trực tuyến

Xem các kênh truyền hình trực tuyến Việt Namthế giới

Thứ Sáu, tháng 9 30, 2005

Đời vui nhỉ?

Đời vui nhỉ?

Trong bài viết về Cuộc thi tiểu thuyết 2002-2004 của Hội Nhà văn Việt Nam, ông Bùi Việt Thắng (đăng trên báo Nhân dân, sau đó VnExpress.net đăng lại) có đoạn viết:

“Có tác giả trẻ lật lại quá khứ, soi sáng lịch sử như Nguyễn Xuân Hưng với An lạc dưới trời và đã chớm thành công khi tác phẩm đoạt giải thưởng loại B (ý tưởng là táo bạo nhưng khi thể hiện ra câu chữ có vẻ như tác giả trẻ này nhiều chỗ học đòi lối viết của một nhà văn đàn anh nổi tiếng trong lĩnh vực truyện ngắn hiện nay)”

Ông Bùi Việt Thắng có tên trong danh sách Ban giám khảo cuộc thi tiểu thuyết kể trên. Đây là một bài gần như tổng kết, đánh giá cuộc thi với cái nhìn cá nhân của ông Thắng. Trong bài viết của ông, mỗi khi nói đến cuốn sách nào (trừ An lạc dưới trời), thì gần như ông tóm tắt cuốn ấy nói về cái gì, khen một tý, không chê tý nào, nói chung ông viết với giọng khá trung tính. Nhưng rất lạ là khi nhắc đến cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Hưng thì ông Thắng lại mở ngoặc hạ một câu không nghiêm túc lạ lùng như vậy.

Thứ nhất, không ai cấm ông Thắng chê. Người viết được phê bình có khi là may mắn. Nhưng vấn đề là thái độ của người phê bình như thế nào?

Phê bình như ông Thắng mở ngoặc trên đây thì không phải là phê bình tác phẩm, mà là phê bình tác giả “học đòi”. Đấy là nói cho nhẹ đi, đúng ra ông Thắng mắng tác giả “học đòi”. Học đòi cái gì? “Học đòi lối viết”.

Dường như khi viết bài phê bình đăng trên báo, ông Thắng quên mình là một nhà phê bình, mà lầm lẫn rằng mình đang đứng trên bục giảng, mắng đứa học trò đáng ghét đang nói chuyện trong lớp không nghe ông giảng vậy? Phê bình theo kiểu hạ nhục tác giả như vậy không phải kiểu cách của nhà phê bình chân chính. Tôi từng biết những nhà phê bình rất đáng kính, họ viết phê bình không như vậy. Ông Thắng cũng học đòi làm một nhà phê bình chăng?

Thứ hai, ông Thắng hạ một câu chung chung, “nhiều chỗ học đòi lối viết của một nhà văn đàn anh nổi tiếng trong lĩnh vực viết truyện ngắn”. Lạ lùng. Ông Thắng đã đưa ra một chuẩn mực của riêng ông, hệ quy chiếu của riêng ông để áp đặt cho bạn đọc. Đến nỗi nhiều người, tất nhiên là cả tác giả cũng ngớ ra hỏi nhau nhà văn đàn anh của ông Thắng là ai. Nhà văn đàn anh ấy của ông Thắng được những ai thừa nhận? Đoạn nào Nguyễn Xuân Hưng học đòi ông ta? Kết quả là, với lối bình phẩm tung hỏa mù, mục tiêu là ông truyền thông điệp cho người đọc bài phê bình của ông rằng “tôi không khoái quyển sách ấy, bạn cũng vậy, đừng thích nó, vì tác giả của nó nhiều chỗ học đòi...”

Thực ra, chỉ có ông Thắng sợ sệt “một nhà văn đàn anh” của ông đến mức không lúc nào dứt ông ta ra khỏi đầu óc mình, lấy ông ấy làm chuẩn mực mà thôi.

Tôi từng ước ao được nghe một lời phê bình tử tế, nhưng ông Thắng thì phê bình như trên. Còn ông Giáo sư Phong Lê thì lại nhận xét 1 câu xanh rờn như thế này: “nhớ được một cặp nhân vật là Phạm Kỳ Hoa và Ba Bị Phạm Quý Hào và mối tình xuyên thời gian của họ”. Hỡi ôi, giám khảo mà đọc tiểu thuyết dự thi như thế thì hết lời bàn rồi. Làm gì có mối tình nào giữa hai người ấy trong sách của tôi. Ông Phong Lê chắc là không đọc, viết hồn nhiên quá, còn ông Thắng thì có đọc nhưng đọc với tâm thế của một nguời dạy dỗ viết truyện ngắn.

Tôi vừa đọc được một bài blog của bạn Nhữ Đình Thuần mang tên “Đời buồn”, nhưng qua đó thì thấy bạn rất vui sống. Tôi bèn đặt tên cho bài báo này là “Đời vui nhỉ?”

Đọc thêm!

Thứ Năm, tháng 9 29, 2005

Núi và Biển (Chuyen tinh tuyet vong)

Núi và Biển

1.

Người đàn bà ngồi trên bờ biển. Sau lưng chị những dãy nhà đã ngủ im lìm, lác đác những con mắt cửa sổ vàng nhạt im lặng. Trước mặt chị biển óng ánh phát lân tinh. Một vệt sáng khác thường khiến biển như cựa mình, chị có cảm tưởng toàn bộ tâm sự rì rầm của biển phát ra từ quầng sáng ấy. Phía trên vệt sáng khác thường đó là một khối vàng óng, trong ngần, từ đó toả ra thứ ánh sáng mơ hồ khắp không gian. Mảnh trăng ấy như vừa bắn vọt lên từ biển.

Chị cố không nghĩ đến điều gì khác ngoài tiếng sóng, biển và trăng sáng. Ngày hôm qua, tình cờ ông sếp đã chọn chị và một vài người nữa đi công cán đến vùng biển này và thế là cả bọn có dịp xả hơi. Tạm quên cơ quan với những cuộc đấu đá triền miên mệt óc, tạm xa gia đình toàn những việc cũ rích không tên. Mà chị chợt nhớ ra là đã ba năm nay chị chưa hề đi đâu qua một đêm không có gia đình. Một đêm chỉ dành riêng cho bản thân mình như thế này thật hiếm hoi.

Khi hai chiếc thuyền thúng lững lờ đi qua quầng sáng trên mặt biển, làm cho mặt biển xung quanh nó phát ra những hạt sáng xôn xao. Chị nghiêng tai lắng nghe. Vẫn thứ âm thanh rì rầm quen thuộc nhưng hình như có tiếng nhạc của Traicopxki? Mà có tiếng nhạc thật. Đó là bản "Chèo thuyền" phát ra từ cái điện thoại di động trên tay chị. Một cái tin nhắn. Chị nhìn thấy cái tên người gửi và chợt thất vọng. Trong thời điểm trời biển giao hoà, tình cảm thư thái này, chị cố không nghĩ đến điều gì, cố không vướng "bụi trần", thế nhưng chị biết chị vẫn nghĩ đến một người bạn. Đó là người mà chị thấy tin cậy, tình trong như đã nhưng bề ngoài thì vẫn coi nhau là bạn. Người như thế chị có thể trao gửi một niềm hy vọng. Cuộc sống gia đình hoá ra đã mang lại cho chị quá nhiều gánh nặng. đã có một thời gian, anh ta cũng đã được chị trao gửi một hy vọng. Nhưng bây giờ, quả là chị không nghĩ tới anh ta. Thế mà tin nhắn của anh ta vẫn như những viên đạn bọc kỷ niệm bắn về phía chị. Chị mở tin nhắn: "E di ca ngay the có met lăm 0? Aye. Cho a biet e đg lam gi? Chac là bien dem dep lam?" (Em đi cả ngày thế có mệt lắm không? Anh yêu em. Cho anh biết em đang làm gì? Chắc là biển đêm đẹp lắm?).

Những chiếc thuyền như những khối đen câm lặng đã đi qua quầng sáng của biển, hình như cũng có một chút xao động, nhưng những chiếc thuyền quá nhỏ nhoi so với biển. Những tia sáng óng ánh vẫn nhảy nhót như chưa hề có chiếc thuyền nào đã chạy qua. Chị hơi khẽ thở dài. Tầm này năm ngoái, nếu nhận được cái tin như thế này, chắc chị sẽ ngất ngây vui sướng. Và chị sẽ vội vàng nhắn lại cho anh ấy. Khi chị đi Huế hội trường, chị sốt kinh khủng, anh đã nhắn cho chị một giờ mười cái tin và hai lần gọi điện. Chỉ có anh mới quan tâm đến chị như thế. Chồng chị cũng không hề biết chị ốm đau hay không. Chỉ có anh ta là người đã quan tâm đến chị, chăm lo cho chị đến mức hơi thái quá. Chị đã hạnh phúc như thể vớ được vật báu. Khi ấy, chị thấy chữ "aye" hiện lên trên màn hình điện thoại, chị cảm thấy như là được uống một thang thuốc thần diệu. Hồi ấy mỗi lần như vậy, chị bèn nhắn lại hối hả: "Eya, eya". Những câu tỏ tình được rút gọn đến tối giản ở thời buổi số hoá này cũng có nội dung mông mênh như thời hồng hoang chỉ vang lên từ những người yêu nhau và chưa hề được ngành ký hiệu học can thiệp vào. Nó là tiếng gõ vào ký ức của loài vật cao cấp nhất có linh hồn trên trái đất. Cái ký ức tình yêu sung sướng mà người ta gọi màu mè là hạnh phúc.

Thế mà chị cũng không thể ngờ được lại có một ngày như ngày hôm nay, chị lại có thể dửng dưng trước những tin nhắn của anh. Đã là ba cái tin rồi và vẫn như thường lệ, chị im lặng. Chị đã kiên quyết muốn quên cái tình đó rồi. Chị đã nói với anh ta rằng chị phải được sống theo cách sống của mình chứ không phải là của riêng anh. Khi chị tiếp xúc với mọi người, hầu hết đều mang lòng yêu mến chị. Chị đẹp. Toàn bộ của cải cuả chị là vẻ mặt sáng sủa và minh mẫn. Khi những người đàn ông gặp chị, hầu như họ đều có thể nói ra sự ngưỡng mộ của họ. Dĩ nhiên chị không đánh giá được tất cả sự chân thật hay giả dối của họ, nhưng lý luận của chị là hàng ngàn người gặp thì cũng có trăm người biết, trong đó thế nào cũng có chục người thân và rồi thế nào cũng có một hai người quý. Gần đây, chị đã gặp được một hai người quý như vậy. Chị không bao giờ cần quyền và tiền của họ, chị cẩn thận tách những tiêu chí của họ riêng rẽ ra và hành động theo hướng chỉ vị tình. Chính trong những ngày đó, người đàn ông yêu chị có vẻ khó chịu và hay hỏi han chị về các mối quan hệ. Chị đã bực lên khi nhận ra anh ta ngày càng săm soi vào các quan hệ mà chị cho rằng đó là "riêng tư của chị". Anh ta lạnh lùng: "Anh cứ nghĩ anh là riêng tư của em, hoá ra em có nhiều riêng tư khác nữa". Trong câu chuyện của họ bắt đầu có sự chủng chẳng. Cả hai đều mệt mỏi. Hồi xưa, chị mệt mỏi vì gia đình, chị đã tìm thấy anh ta như là chốn nương thân cho tự do của chị. Chỉ có khi ở bên anh ấy, chị mới được là mình. Nhưng rồi sau một thời gian có nhau, chị chợt nhận ra, chính anh ta lại là vật cản trên con đường tự do cá nhân của chị. Chị quá mệt khi phải bứt ra cái lồng sở hữu mà anh ta định nhốt chị vào. Chị đã bực bõ thốt lên: "Em không phải của anh" và hai người đã nói với nhau lời chia tay, nhưng anh ta không chấp nhận thực tế là chị không còn yêu anh ta nữa. Anh ta vẫn kiên trì dai dẳng bày tỏ tình yêu, anh ta chỉ cần ở chị một tình bạn đặc biệt. Nhưng chị không thể... Chị công nhận rằng kỷ niệm mà hai người đã có với nhau là quá sâu sắc, nhưng rồi cuộc sống phải trở lại bình thường. Điều bình thường của chị là quay về với gia đình và tiếp tục chao liệng giữa những người bạn trai hâm mộ chị. Với một hai người bọn họ, chị thấy bình an và vui vầy... Hôm nay, trên bờ biển, ý nghĩ của chị là hướng về một người bạn trai như thế. Đêm qua, anh ấy ở nơi công tác đã nhắn cho chị một cái tin chỉ có mấy chữ: "Đêm buồn nghe lá rụng" Chị đã nhắn lại ngay: "Khoác. KS 5 sao làm gì có lá. Bao giờ a về?". "Anh thơ thẩn ở ngoài. Nhìn trăng nhớ em". "Đường mật quá. Nhớ anh". Rồi chị đợi... Nhưng anh ấy đã im lặng đến bây giờ. Đêm đã khuya lắm, chị dậy ra ngồi bên biển...

2.

Người đàn ông ngồi ở hiên nhà. Đằng sau anh là ngôi nhà nhỏ tựa lưng vào núi. Tiếng gió rì rào dường như phát ra từ khoảng cây lá đen sậm ấy. Trăng lên, vườn trước nhà rơi đầy thứ ánh sáng vàng loáng ướt.

Anh đã trở về ngôi nhà cũ, nơi bố mẹ đã nuôi anh đã lớn lên, bây giờ nhường lại cho chú em. Bao nhiêu năm nay, anh chỉ thường đi qua, ghé thăm em và các cháu. Nhưng hôm nay, bỗng nhiên anh muốn ở lại. Từ đây anh đã lớn lên, đã khao khát đi đâu đến đâu, đã lập gia đình và sinh con đẻ cái. Anh đã tìm thấy tình yêu rồi đánh mất tình yêu... Cuộc sống dường như là một cuộc chơi ú tim vĩ đại. Khi anh từ giã ngôi nhà này, anh mơ tới một chân trời xa xôi... Nhưng rồi có ngày, từ cái chân trời ấy anh lại mơ ước trở về chốn cũ.

Vào tuổi của anh, không còn trẻ mà cũng chưa già, cuộc sống của người đàn ông không chỉ có gia đình. Anh đã có thể có công danh và tiền tài, nhưng với anh, dường như mỗi lần thần tài lộc ngấp nghé đến lại nhanh chóng ra đi, chỉ có thần tình yêu ở lại. Hơn một năm trước đây, chị đã đáp xuống bên anh với đôi cánh của thần tình yêu mang bộ mặt trẻ thơ. Nhưng đứa bé lớn tướng ấy gần đây dường như đã ra đi. Anh đau đớn vô cùng và cảm thấy bất lực, hay hoài cổ, hay hồi tưởng những ngày hạnh phúc. Anh chỉ biết nhắn cho chị những cái tin yêu đương thắm thiết và quen dần với tình trạng không có hồi âm của chị.

Giờ đây, anh ngồi ở hiên ngôi nhà tuổi thơ của mình, tìm lại cho mình một khoảng tĩnh lặng hiếm hoi. Trước mắt, một màu sương bàng bạc mơ hồ nhuộm không gian mênh mông trải xuống phía chân đồi. Dường như mọi thứ đều hoà nhập vào nhau, không hình thù và âm sắc. Thế mà anh biết rất rõ, ngày mai sáng ra, khi anh chạy xuống mấy bậc cầu thang, anh có thể nhìn thấy trăm ngàn thứ cây dưới ấy, mỗi thứ cây cỏ lay động một khác, gió lên run rẩy cũng khác nhau. Chỉ có anh gắn bó với khu vườn từ thuở ấu thơ mới có thể hiểu từng thứ cây đến thế. Khi anh nhìn thấy chị trong một hội nghị ngành, chị cũng lẫn vào đám đông sắc màu và dáng hình, nhưng khi có hai người, anh đã phát hiện ra chị một âm sắc khác, một rung động đặc biệt chỉ có anh mới biết... Anh cảm thấy chị ta là một phần máu thịt trong cuộc sống của mình và không thể nào quen được ý nghĩ rồi đây sẽ không còn chị nữa.

Kể ra, nếu không phải là anh thì đã có thể tạm quên chị ta đi. Cuộc sống vẫn sinh sôi theo cách riêng của nó. Chị ta ra đi, nhưng thần tình yêu của anh vẫn còn ở lại. Tại một diễn đàn khu vực, anh đã gặp lại một người đàn bà khác xa người mà anh đã mến yêu, cả cái cách mà chị quan tâm đến anh cũng khác tất cả những người đàn bà khác. Và thời đại thông tin toàn cầu có cách riêng của nó để làm nên những mối giao hoà. Anh chỉ thấy khó xử một chút, rồi mặc cho sự kiện xảy ra và không tác động gì thêm. Trong thâm tâm anh, anh nghĩ người đàn bà nhắn tin cho anh rồi sẽ bỏ cuộc. Thế giới dù có bình đẳng giới đến đâu, nhưng nếu anh thờ ơ, rồi chị ta sẽ chán. Nhưng hình như anh đã gặp phải một người đặc biệt, chị ta không đếm xỉa đến thái độ của anh mà chỉ tìm cách đạt được hứng thú của chính mình...

Vào lúc anh đang lắng nghe tiếng dế... Anh có thói quen ấy từ thuở nhỏ. Lúc đầu anh rất sợ đêm, nhất là những đêm trăng vạn vật mờ ảo đầy liên tưởng ma quái, nhưng bố anh đã bảo anh hãy lắng nghe tiếng dế nếu anh đi một mình trong đêm và hãy phân biệt lấy một kiểu âm thanh riêng của một con dế. Không bao giờ chúng kêu giống nhau. Giờ đây, tâm trí anh đã thư thái lại, anh nhớ hình dáng bố cao gầy và khắc khổ, hai bố con mà đi với nhau thì dáng đi giống hệt nhau... Có một tiếng con dế nào tấu lên khúc nhạc Trịnh. Không, đó là con dế mà anh để trong túi quần, nó là cái máy điện thoại di động. Có tin nhắn. "E k ngu, nghe nhạc. A ve que co vui k? E nho em. A nho e k?" (Em không ngủ, nghe nhạc. Anh về quê có vui không? Em nhớ anh. Anh nhớ em không?)

Anh thấy trống trải. Một sự quan tâm sâu xa đến thế, mà càng làm cho anh thấy như sắp bị rơi xuống sườn núi dưới kia. Bởi vì anh lại nhớ về chị ta, người đàn bà đang ở trên bãi biển. Anh nhắn tin, không phải nhắn cho người đang nghe nhạc. "Em đi cả ngày thế có mệt lắm không? Anh yêu em. Cho anh biết em đang làm gì? Chắc là biển đêm đẹp lắm?" Giờ này đã quá khuya, nhưng anh không ngạc nhiên là điện thoại của anh vẫn báo điện thoại của chị đã nhận.

Lúc đó trăng đã chui vào một đám mây. Một ngọn gió mạnh lướt trên vòm lá, ánh trăng nhợt nhạt dường như cũng lay động. Còn anh thì ngồi bất động.

3.

Bên chị, những con sóng bò đến ve vuốt lên những ngón chân chị mát lạnh. Trong lòng chị lại thấy một thứ hơi nóng khác không hề nguôi. Cồn cào một tiếng gọi mơ hồ. Chợt chị nhìn trăng, cái khối vàng vẹt khuyết kia chắc ngàn năm trước cũng có người như chị đã nhìn thấy và rồi đây cũng sẽ có người khác tiếc cho chị là đã không nhìn thấy nó nữa. Chị nhớ anh, người bạn đầy tin cậy của chị. Người bạn tốt luôn nói những lời nhẹ nhàng với chị, có cảm tưởng anh sẽ hy sinh tất cả cho chị mà không hề trách móc chị vì bất kỳ một lý do gì. Chị quyết định nhắn một cái tin khác: "Bỗng nhớ anh. Anh đã ngủ chưa". Ôi con người vô tâm, chị thầm tiếc cho anh, sao anh không thể ở đây với chị mà lại ngủ say sưa trong một đêm trăng biển đẹp thế này. Lập tức chị có tin nhắn lại, chị hồi hộp nhớ đến anh. Nhưng vẫn lại là anh ta. "Em ngủ chưa? ở đây sắp mưa rất to. Em ngủ ngon nhé"

4.

Anh ngồi bất động một lúc lâu. Anh nhắm mắt như ngồi thiền. Anh muốn mình trống rỗng, không ngẫm nghĩ, không nhớ nhung, không gì hết.

Nhưng trên đầu anh, vạn vật lại đã biến đổi theo kiểu của nó. Mặt trăng đã hoàn toàn bị mây che, chỉ còn một vệt sáng dúm dó. Mây đã biến màu sang xam xám và nhanh chóng ùn lên một nửa bầu trời. Gió mang đầy hơi nước lành lạnh. Núi sau nhà dào dạt thứ âm thanh của gió mạnh. Anh choàng mở mắt, nhìn thấy cả mảng sườn núi phía dưới ngọn cây lay động rất ghê. Sắp mưa.

Khi những giọt nước đầu tiên rơi trên mái tôn, anh lại thấy điện thoại rung lên từng hồi. Tin nhắn. "Nhạc Bet làm em buồn ngủ. Anh ngủ ngon nhé".

Anh thở dài, lại nhắn tin. Cái tin của anh lại đến một vùng bờ biển, chứ không trở về ngôi nhà có người đàn bà nghe nhạc. Để rồi, từ bờ biển ấy, lại một cái tin tìm đường đến với một người đàn ông khác đã ngủ ngon lành có thể là trong vòng tay của một người đàn bà khác nữa.

Trong khi anh nhìn lên đỉnh núi đầy mưa mịt mùng, luyến tiếc mặt trăng đã khuất, thì chị ngồi say sưa với ánh trăng đang liên hoan trên mặt biển... So với mặt trăng, vệ tinh viễn thông của thời hiện đại thật là thô thiển thảm hại. Tình trăng có từ thuở hồng hoang...

24/5/2003

Đọc thêm!

Thứ Tư, tháng 9 28, 2005

Cáo và thợ săn (tiếp theo)

Anh chàng thợ săn bèn nói: "Được, nghe đây...". Nói rồi huýt gió thật to. Ngay lập tức ngưòi vợanh thợ săn xuất hiện. Cáo ngạc nhiên tột độ.
Cáo nói: "Tôi tưởng cô đã chết, đang định báo thù cho cô"
Cô vợ thợ săn nói: "Tôi không những không chết, mà còn sống lại thêm một lần nữa"
Cáo càng ngạc nhiên. Vợ người thợ săn nói: "Chúng tôi sẽ có em bé"
Cáo ngẫm nghĩ và đồng ý chung sống hoà bình với hai vợ chồng người thợ săn.
Đáng lý loài cáo tuyệt chủngtrên thế giới này, nhưng vì có sự bảo ban của người vợ người thợ săn, nên loài cáolại sinh sôi, nhưng sau đó chúng thường tránh người mà chỉ vồ... gà mà thôi. Đọc thêm!

Thứ Ba, tháng 9 27, 2005

Trò chuyện với nhà văn Nguyễn Xuân Hưng, tác giả của bộ tiểu thuyết An Lạc Dưới Trời

Bài này tôi đã post tuần trước, nhưng hình như đã convert font chữ chưa chuẩn, nên có một số bạn comment đến nói là không đọc được, hôm nay tôi post lại


Bối cảnh của tiểu thuyết là những năm giao thời giữa thế kỷ 16 và 17. Khi đó Nguyễn Hoàng từ kinh đô vào trấn thủ Thuận Hoá và Quảng Nam đã được gần 50 năm. Bộ sách gồm 2 quyển. Quyển 1 “Vườn An Lạc ”chủ yếu kể về những sự việc xảy ra ở phủ Kinh Môn và kinh thành Đông Đô, đặc biệt là trong khoảng thời gian Nguyễn Hoàng kéo quân vào Thuận Hoá lần cuối cùng. Quyển 2 “An Lạc dưới trời ”kể về những ngày hành phương Nam của những nhân vật chính. Qua biến thiên của các sự kiện, hai nhân vật nam nữ chính gặp nhau và họ tìm thấy hạnh phúc trong an cư lạc nghiệp.

“Đây là một bài ca ca ngợi lao động và trí tuệ, kính dâng những bậc tiền bối đã có công từ Thăng Long mang gươm đi mở nước, nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc của tiền nhân” (Tạp chí Nhà văn Việt Nam số 10/2003 đã trích đăng 8 chương đầu của bộ tiểu thuyết này và trong lời giới thiệu đã khẳng định như trên).

Thưa nhà văn Nguyễn Xuân Hưng, bộ tiểu thuyết Vườn An Lạc và An Lạc dưới trời có phải là bộ tiểu thuyết lịch sử không?

- Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng: Tiểu thuyết lịch sử ư? Việc phân loại thể loại tiểu thuyết là công việc của nhà phê bình, hay do độc giả, hay là do chính bạn. Còn tôi, khi đặt bút viết, tôi chỉ tâm niệm rằng tôi sẽ viết một bộ tiểu thuyết. Tôi quan tâm đến nhân vật, cốt truyện, bối cảnh… vân vân… Nghĩa là tôi hoàn toàn không nghĩ mình phải viết cho ra một tiểu thuyết lịch sử hay không phải tiểu thuyết lịch sử?

Vậy quan niệm của anh về tiểu thuyết lịch sử ?

- Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng: Khi tôi khi đặt bút viết, chỉ có một tâm nguyện là trải hồn mình lên tác phẩm, sáng tạo lên một thế giới riêng, mà bối cảnh là một thời kỳ lịch sử. Tôi không quan niệm là cứ phải viết như những người viết trước đây đã viết tiểu thuyết đề tài lịch sử. Nếu như cứ viết như các nhà viết tiểu thuyết đã viết về đề tài lịch sử thì mới là “tiểu thuyết lịch sử” thì xin được đặt tôi ra khỏi sự phân loại ấy.

Nhưng có một nhà văn chuyên viết tiểu thuyết về lịch sử của Việt Nam cho rằng, cần phân biệt tiểu thuyết lịch sử là khai thác lịch sử và phải tôn trọng lịch sử, khác với tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết võ thuật. Vậy ý kiến của anh như thế nào?

-Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng: Điều đầu tiên là khi anh viết về bất cứ một giai đoạn nào trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, anh đều phải trung thành với các sự kiện lịch sử. Điều này không chỉ là nghĩa vụ của các nhà văn viết về giai đoạn lịch sử đã xa, mà ngay viết về thập kỷ trước, năm ngoái, anh cũng phải trung thành với sự thật. Nhưng không có nghĩa là nhà văn làm công việc sao chép và minh họa lịch sử, nhà văn không phải là nhà sử học, không phải nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, mà đầu tiên và mãi mãi phải là nhà văn.

PV: Xin anh nói rõ hơn?

-Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng: Nếu chỉ vì viết tiểu thuyết về đề tài lịch sử mà tôi được gọi là nhà nghiên cứu lịch sử thì tôi thấy đó là một điều đáng buồn. Bởi vì thứ nhất là xúc phạm các nhà nghiên cứu lịch sử, và thứ hai là, có lẽ qua tiểu thuyết của tôi, người đọc đã không nhận ra tôi là một nhà văn nữa. Khi Nguyễn Du viết truyện Kiều, Nguyễn Du sống vào thời nào, tương ứng với triều đại nào của Trung Quốc, thế mà truyện Kiều viết về thời kỳ lịch sử nào? Đó là năm Gia Tĩnh triều Minh. Alexander Dumas viết Ba chàng lính Ngự Lâm, hay Víchto Huygo viết Nhà thờ Đức bà, hay Lep Tonxtoi viết Chiến tranh và Hoà bình… Các ông đều sống cách thời kỳ miêu tả trong tác phẩm rất xa, sao không gọi các tác phẩm ấy là “tiểu thuyết lịch sử”? Hay là họ đã xuyên tạc lịch sử ư? Kim Dung viết các tiểu thuyết lấy bối cảnh là thời kỳ Tống, Nguyên, Minh, Thanh có phải đã không trung thành với lịch sử không?

PV: Tạm đồng ý với anh là không nên cho cái gọi là “tiểu thuyết lịch sử” một cái áo, nhưng có ý kiến cho rằng anh đã hư cấu quá nhiều?

-Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng: Đó là chê hay khen đấy nhỉ? Nhà văn khác nhà sử học ở điều duy nhất là anh được hư cấu, hay là đúng hơn là anh phải hư cấu trong tác phẩm của anh. Kinh Kha đi ám sát Tần Thủy Hoàng, Tư Mã Thiên chỉ viết 2 trang trong chương “Thích khách liệt truyện” của Sử ký, thế các nhà làm kịch bản phim “Lửa thiêu cung A Phòng” đã dựng đến 30 tập, rồi Trương Nghệ Mưu làm phim “Anh hùng” lại khác hẳn... Bộ tiểu thuyết của tôi viết về thời kỳ giao thời giữa thế kỷ 16 và thế kỷ 17, thời kỳ Nguyễn Hoàng kéo quân vào Đàng Trong, có thể trước tôi có rất nhiều người viết về Nguyễn Hoàng, nhưng Nguyễn Hoàng trong tác phẩm của tôi là “ông già mắt cú” của riêng Nguyễn Xuân Hưng. Tôi rất khâm phục các nhà sử học, bởi vì thứ nhất tôi không thể làm công việc của họ, họ làm khoa học, họ tư duy logic, còn tôi là nhà văn, tôi để trí tưởng tượng bay bổng, dựng lên một thế giới của riêng tôi, tôi tư duy bằng hình tượng. Nhưng nếu không có các nhà sử học, thì đôi cánh của trí tưởng tượng của tôi chỉ là đôi cánh mà giống như không có cơ thể của loài chim, không thể bay lên được. Trong tiểu thuyết của tôi, tuyệt đối không có chi tiết nào không đúng với chính sử. Chỉ có các sự kiện mà chính sử không chép mà thôi, và nếu có một nhân vật là nhà sử học sống vào giai đoạn đó, ắt hẳn ông ấy sẽ chép hoặc làm chứng cho tôi đúng là như vậy.

* PV: Vì sao anh lại chọn thời kỳ Nguyễn Hoàng kéo quân vào Đàng Trong để làm bối cảnh cho bộ tiểu thuyết của mình?

-Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng: Đó là giai đoạn mở đầu cho việc khai phá phương Nam, là một giai đoạn đầy kịch tính, khi Nguyễn Hoàng bỏ Thăng Long vào Đàng Trong, bắt đầu hơn 200 năm các chúa Nguyễn rồi đến 143 năm các vua Nguyễn. Nhân vật lịch sử Nguyễn Hoàng là một nhân vật được sử sách qua các giai đoạn viết với thái độ rất mâu thuẫn. Riêng tôi, tôi cho rằng, ông đã sống với thời đại của mình, là một người quả cảm, là một người cầm quyền khôn khéo, một người chinh phục và khai phá đất đai, chinh phục nhân tâm. Đối với lịch sử dân tộc, ông cũng xứng là một người có công, một anh hùng dân tộc. Song, trong bộ tiểu thuyết của tôi, bối cảnh lịch sử chỉ là cái khung và tôi treo bức tranh tác phẩm vào đó. Nói chung các nhân vật chính lại là các nhân vật hư cấu, các nhân vật lịch sử có thật thì chỉ là các nhân vật phụ, kể cả Nguyễn Hoàng.

* PV; Đây là độ tiểu thuyết đầu tay anh trình làng mà lại được giải cao. Giải B trong cuộc thi tiểu thuyết 2 năm 2002-2004 của Hội Nhà văn, có người cho rằng anh là người sát giải, anh nghĩ như thế nào?

-Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng: Dự thi văn chương không chỉ nhằm vào cái thú được giải. Điều thú vị đầu tiên là được một tầng nấc nhiều người đọc không phải độc giả thông thường. Họ là những nhà văn tên tuổi sáng láng, kể cả những nhà văn yêu thích mình lẫn những người mình biết trong làng văn họ không thích mình, mà vẫn phải đọc tác phẩm của mình. Cái thú cuối cùng mới là thú được giải. Nhưng giải thưởng văn chương chỉ như một sự may mắn, nếu ban giám khảo khác, có thể anh sẽ được giải cao hơn hoặc chẳng được gì. Nhà văn sống trước hết là nhờ có độc giả rộng rãi.

*PV: Thưa nhà văn trong An lạc dưới trời, có cảm giác anh đã tận dụng và khai thác triệt để các cảnh ăn chơi của quan lại, miêu tả tình dục có phần đi hơi quá, điều này có phải là việc làm cho phong phú và tươi mới thêm cho bộ tiểu thuyết về đề tài lịch sử vốn bị coi là khô khan?

- Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng : Giống như phim ảnh thì việc mô tả các cảnh tình cảm trong tiểu thuyết giống như người đi trên dây, nếu vừa phải thì anh thăng bằng còn nếu quá lên thì là sa vào nguy hiểm và thấp kém. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và tôi chỉ động đến các chi tiết ấy khi nào chúng góp phần khắc họa tính cách nhân vật, phục vụ cho cốt truyện. Lịch sử vốn là như vậy, không có lịch sử khô khan. Đề tài lịch sử bao giờ cũng gây cảm hứng cho tôi, tôi không quan niệm về các bài học lịch sử là khô khan.

PV: Trong cuốn tiểu thuyết, anh đã đề cập đến nhiều vấn đề, việc ra đời chữ quốc ngữ, sự xuất hiện đầu tiên của Thiên chúa giáo (nhân vật Pinô người Bồ), việc kinh doanh buôn bán với nước ngoài của cácthương gia (Bá Hòe, phó Bạc), bang giao với phương Tây, lựa chọn sự tiên tiến và lý luận lạc hậu, chế tác các vũ khí mới... Vậy chung quy thông điệp của anh là gì nữa?

Nguyễn Xuân Hưng: Tiểu thuyết này phản ánh một thời kỳ hào hùng của dân tộc. đại Việt trước kia cô lập với thế giới, đến giai đoạn Nguyễn Hoàng thì Đại Việt đã là một bộ phận của thế giới, lúc đó dân tộc ta đứng trước sự lựa chọn mở cửa và khép kín, đối đầu và đối thoại, văn minh và lạc hậu, học thuyết mới và cổ điển... Tất cả các vấn đề này được giải quyết ở thời kỳ hình thành nên Đàng Trong được các chúa Nguyễn giải quyết rất triệt để. Thay cho việc lấy nông tang làm căn bản, các chúa Nguyễn đã lấy thương gia, dựa vào xây dựng các khu thương mại làm chỗ dựa. Đó là giai đoạn khởi đầu của miền Nam và là giai đoạn cách tân đáng nhớ của dân tộc, đó là giai đoạn kịch tính mà con người bộc lộ được số phận. Một thông điệp cuối cùnglà giấc mơ về Vườn An Lạc, giấc mơ về hạnh phúc, khi đó con người Đàng Ngoài chật cứng lễ giáo chỉ có thể thấy ở miền đất mới Phương Nam. Tôi tin rằng tôi đã phản ánh đúng tinh thần và sự sôi động của thời kỳ lịch sử này.

* PV; Ngoài số phận của các nhân vật chính như Kỳ Hoa, Ba Bị, Nguyễn Hoàng, Triệu Quận công ... theo tôi một nhân vật rất ấn tượng đó là Tổng Binh Văn Thụ, nhân vật tri thức, toàn tài, có lối suy nghĩ cách tân, nhưng không được triều đình trọng dụng mà phải chết, tại sao vậy ?

-Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng: Kẻ sĩ trong các triều đại phong kiến luôn luôn được thấm nhuần tư tưởng trung quân, ái quốc. Những trí thức hàng đầu của thời đại thường có những kiến giải, kiến thức vượt thời đại, và nói chung bi kịch là triều đình không hiểu được. Tổng binh Văn Thụ đã đã tiếp thu các kiến thức văn minh của thế giới phương Tây, mong sớm áp dụng khoa học tiên tiến, canh tân đất nước. Các chúa Nguyễn cũng là những vị minh chúa, đã khai phá, chinh phục Đàng Trong, yên dân, nhưng chưa đủ tầm để đồng cảm với cách nghĩ canh tân đất nước của một trí thức như Văn Thụ. Qua nhân vật này, tôi muốn đưa ra một thông điệp về bài học dùng người, một điều mà các triều đại phong kiến nước ta rất trăn trở, đã khắc thành bia đá trong Văn Miếu triết lý “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nhưng từ lý thuyết đến thực tế là cả một khoảng cách.

* PV: Nhân vật Phạm Thị Kỳ Hoa xuất thân con quan, lớn lên trong cảnh lá ngọc cành vàng, đã có một mối tình với một công tử Thăng Long nhưng không thành. Vì sao nhà văn lại cố ý đưa đẩy và gán cô ấy với chàng Ba Bị, một nhân vật du thủ, du thực?

- Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng: Trong đội quân của Nguyễn Hoàng chinh phục phương nam có có quí tộc, có du thủ du thực, có những anh hùng hảo hán... Họ có thể có địa vị xã hội khác nhau ở Đàng Ngoài chật cứng lễ giáo, nhưng họ đều là các cá nhân có sức sống mãnh liệt. Nếu không thế, thì họ làm sao sản sinh ra hậu duệ là các thế hệ chinh phục được cả dải đất phương Nam. Khi thoát khỏi lễ giáo của xã hội Đàng Ngoài, họ đến Đàng Trong, một dải đất mà lễ giáo lỏng lẻo, con người đối diện với thiên nhiên, với sự sinh tồn, được sống thực với mình. Kỳ Hoa, một nữ tính điển hình chỉ có thể an cư lạc nghiệp với một con người nam tính mạnh mẽ.

* PV: Tiểu thuyết của anh, anh không cho là tiểu thuyết kiếm hiệp nhưng nhân vật chính nào cũng biết võ và rất nhiều cảnh giao đấu võ thuật, anh giải thích điều này như thế nào?

- Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng: Nhân vật Ba Bi là một anh chàng ngang tàng phóng túng, vô gia cư, nên anh ta có võ, đấy là do anh ta chứ không phải tôi “cho” anh ta có võ. Kỳ Hoa trong bản thảo đầu tiên là một nhân vật yểu điệu thục nữ, nhưng tôi nghĩ lại, một yểu điệu thục nữ khi xảy ra một cuộc thiên di lớn như vậy thì sẽ có số phận khác, chứ không thể có cảm hứng liên hệ với các nhân vật khác như tôi đã viết. Một nhân vật nhà sư có luyện võ, một vị Quận công Đô đốc cũng có võ công, đó cũng là thực tế khách quan, chứ tôi không cố tình làm ra, hay cố gán cho họ có võ công.

*PV: Anh là một nhà văn còn trẻ mà đề tài lịch sử lại là một đề tài dường như cần sự chiêm nghiệm, cần sự từng trải, vậy anh viết bộ tiểu thuyết “An Lạc dưới trời” có nghĩ đến sự thuyết phục đối với độc giả hay không?

-Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng: -Tôi không còn trẻ, có thể tôi bắt đầu đến với sự nghiệp văn chương hơi muộn mà thôi. Tiểu thuyết về đề tài lịch sử không phải là độc quyền của những nhà văn già, có thể đề tài lịch sử cần sự hiểu biết nhất định về lịch sử, về văn hoá dân tộc và điều đó cần người viết đến độ tuổi tác nhất định. Nhưng có một đặc điểm là, dù tác giả có già đến mấy, thì cũng giống người trẻ một điều, đó là tất cả đều không chứng kiến, không sống thực ở giai đoạn lịch sử đó. Cản hứng về lịch sử và cảm nhận tinh thần lịch sử thì không phải đặc quyền của riêng ai.

Thực hiện Nguyễn Thị Bích Yến 15/8/05

Đọc thêm!

Cáo và thợ săn. (tiep theo)

Hôm sau, người thợ săn đi về phía bìa rừng, bẻ gẫy khẩu súng dài rồi vứt xuống tuyết. Sau đó, người thợ săn làm bẫy để bẫy cáo. Nhưng khi người thợ săn đang dùng khẩu súng ngắn bắn một tia nước mầu trắng xuống tuyết, thì cáo đã từ chỗ mật phục, xông lên ngoạm chặt lấy khẩu súng ngắn bảo bối của người thợ săn. Còn anh thợ săn cũng giữ chặt lấy súng của mình. Hai bên giằng co. Người thợ săn điều đình: “Mày trả súng tao, tao và mày sẽ chung sống hòa bình” Cáo không chịu: “Mày đã giết cả họ nhà tao ở rừng này, sao lại có thể chung sống được”

Anh thợ săn nói: “Nhưng bây giờ tao đã thua, tao xin giữ chữ tín”

Cáo cười ầm lên: “Mày mà cũng nói đến chữ tín ư? Đến vợ mày mà mày còn không tha, dùng súng này làm nó bị chết, nó chống cự cũng hăng, mà mày vẫn giết nó được. Nhưng tao không hiểu một điều...”

“Nói đi, tao trả lời, mày tha cho tao chứ?”

Cáo ngẫm nghĩ rồi nói: “Được. Tao hỏi đây. Mày bắn loài cáo bằng súng dài, chúng tao căm thù mày. Nhưng khi mày giết vợ mày bằng khẩu súng ngắn này, tao không hiểu nổi tại sao nó chết mà vẫn nở nụ cười sung sướng?”

Anh chàng thợ săn bèn nói:

Đọc thêm!

Thứ Hai, tháng 9 26, 2005

Chuyện vui: Cáo và thợ săn. (Tiep theo)

(Tiep theo)

Cáo bèn bắt người vợ thợ săn cho xem vết thương. Xem xong, cáo hoảng sợ kêu lên: Khủng khiếp quá. Rồi chạy vụt vào rừng, núp thật kỹ.

Nhưng rồi sau mấy hôm, hoàn hồn, con cáo đó lại tính chuyện báo thù. Cáo nghĩ: Súng dài thì mình biết quá rõ, nhưng không biết khẩu súng ngắn của nó sử dụng như thế nào, phải biết rõ mới thắng được nó. Cáo theo dõi kỹ đối tượng, mò đến mai phục ở nhà người thợ săn.

Người thợ săn đi rừng về, phàn nàn với vợ: “Còn một con cáo khôn, mà mấy hôm nay tìm mãi không thấy để diệt nốt”

Người vợ bảo: “Mình đừng truy tìm nó nữa. Hôm nay nó vồ em, em hứa với nó là anh phải vứt súng đi, nó mới tha” Người chồng gật: “Được, vì em anh phải giữ chữ tín”

Hôm ấy, sau bữa ăn, bỗng cả hai vợ chồng mang súng ngắn của chồng ra lau chùi, bảo dưỡng. Rồi, rất lạ lùng, anh chồng bèn dùng súng ấy bắn cô vợ bằng những động tác rất khác thường. Lát sau, cô vợ từ từ lịm đi, nhắm mắt, nhưng trên môi nở một nụ cười. Cáo thấy cô vợ người thợ săn đã chết, nó hoảng hốt chạy biến vào rừng.

Hôm sau....

(Còn nữa)

Đọc thêm!

Chủ Nhật, tháng 9 25, 2005

Chuyện vui: Cáo và thợ săn.

(Sau mấy bài quá nghiêm túc, tôi xin cung hiến 1 vài câu chuyện vui để các bạn thư giãn)

Một người thợ săn rất giỏi đã tàn sát hầu như tất cả loài cáo trên trái đất. Cho đến khi chỉ còn một đôi cáo còn rất trẻ sót lại. Con cáo đực nhát trốn trong rừng, còn con cáo cái quyết tâm báo thù.

Cáo theo dõi người thợ săn, nhưng dường như càng theo dõi thì càng không hiểu anh thợ săn nên chưa dám xuất chiêu và thận trọng tính toán. Nó bèn rình ở bến nước, nơi vợ của người thợ săn vẫn thường đến tắm táp, giặt rũ. Một hôm, cáo xông đến chồm lên, vồ lấy cô vợ anh thợ săn. Cô vợ quay đầu bỏ chạy. Cáo chỉ vồ được sau gáy, tóc cô ta lại dày, nên cáo không làm gì được, mà cô này lại nhất định không quay mặt lại để cáo ngoạm.

Cô vợ người thợ săn van xin: “Hãy tha cho tôi, tôi sẽ bảo chồng tôi không bắn cô cáo nữa”. Cáo nghi ngờ: “Mày nói nó có nghe không?”. “Nghe chứ”, cô vợ trả lời. Cáo hỏi: “Vậy mày có biết rõ chồng không?”. “Ta biết rất rõ”. “Vậy nghe ta hỏi đây...” Cáo nói, “Nếu mày nói rõ cho ta, ta sẽ tha mày”

Cô vợ người thợ săn đồng ý.

Cáo bèn hỏi: “Ta thấy chồng mày có khẩu súng dài, chính vì khẩu súng đó đã giết cả loài nhà tao. Khẩu súng dài lợi hại thật, khi nó bắn phụt ra khói, tuyết thủng một lỗ to tướng, mãi mới liền được”

Cô vợ thợ săn nói: “Tôi sẽ bảo chồng tôi vứt khẩu súng đó đi là được chứ gì?”

Cáo vội nói: “Nhưng tao lại thấy chồng mày có một khẩu súng ngắn, khi nó bắn ra tia nước, tuyết rẽ ra hai bên. Tao chưa thấy nó dùng khẩu súng ấy để săn bắn. Có phải là bảo bối gì không?”

Vợ thợ săn nói: “Khẩu súng ấy lợi hại lắm, nó bắn tôi một phát mà vết thương không sao liền lại được”

Cáo bèn...

(Còn nữa)

Đọc thêm!

Thứ Bảy, tháng 9 24, 2005

Chúng ta sống ở đâu trên thế giới này? (Tiếp theo- Kỳ 3: Một dòng đời đầy sức sống)

Một dòng đời đầy sức sống.

Tôi tìm đến với các weblog với cái nhìn của một nhà báo chuyên nghiệp, nhưng khi “tiếp xúc” với các blogger, chính tôi lại trở thành một blogger..

Dường như có một dòng chảy đời sống khác đang âm ỉ như suối nguồn, như mạch nước trong lòng đất, như hạt tích nước trên chín tầng mây. Đó là một dòng đời ảo, nhưng lại nói với chúng ta rằng, nó đang chuyên chở sức nặng của những tâm hồn đang sống thật. Hàng ngàn người đã viết thư cho Phan Văn Hòa đồng cảm với anh khi anh ghi lại tâm sự trong những ngày chăm sóc người vợ bị bệnh ung thư. Tôi chắc là có nhà văn cũng đã vào weblog nổi tiếng này. Những dòng viết từ trái tim của cả chủ và khách khiến tôi cảm động. Và còn biết bao blogger khác nữa, họ không định làm văn, những con chữ của họ không là loại văn thơ mà văn đàn đang ồn ào, tốn công sức tung hô hay vùi dập, nhưng lại lay động tâm hồn người đọc. Họ không định làm báo, nhưng những gì họ kể là một phần đời đầy sống động, tươi mới.

Từ xưa đến nay, nhà báo là người khá am hiểu đời sống, nhà văn là người hiểu biết tâm hồn con người, đó là một mệnh đề gần như chân lý. Nhưng hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động, chưa nói to tát đến chuyện khác, cái máy tính hàng ngày trước mắt mọi người, nhưng nó làm biến đổi cuộc sống ra sao, làm thay đổi tư duy và tâm hồn con người thế nào thì hẳn chưa mấy ai hình dung được. Chúng ta hối hả nâng cấp phần cứng, chạy đua update (cập nhật) phần mềm; chúng ta thấy giá trị phần cứng giảm từng ngày, các version (phiên bản) phần mềm tăng số và thông minh lên từng ngày. Điều đó liệu có tác động đến hành vi của con người trong xã hội hay không? Hỡi ôi, trong đầu óc của bạn nhà văn của tôi, trong tư duy của nhà phê bình đáng ghét mà tôi thấy, trong trang viết của đa số chúng ta dường như những phần cứng, phần mềm chưa được nâng cấp, chưa từng được cập nhật.

Tôi hình dung đến một ngày, Hội Nhà văn sẽ có một cổng thông tin thực sự, trên đó các blogger có chỗ chính thống để bàn luận chuyện văn chương, chuyện tâm hồn, bạn đọc có dịp trực tuyến trao đổi với chính các tác giả về những gì họ viết, họ đã và sẽ viết, và về thời thế. Đó thực sự là một lần nữa văn học và nhà văn thâm nhập vào đời sống, một kiểu đi thực tế trong tình hình míi. Không phải chỉ là nhà văn đi ô tô xuống địa phương, mà đó là sự hiện diện của tư cách nhà văn, sự tham gia của nhà văn vào dòng chảy đời sống đương đại, một dòng chảy mạnh mẽ không thể đảo ngược được. Tôi lẩn thẩn nghĩ rằng, cần nắm lấy thế mạnh mà đời sống mang lại, tham gia vào nó hay chí ít cũng nên có ý muốn chung sống với nó thì mới mong thấu hiểu được nó. Mà đáng giận thay, “nó” chính là cuộc sống hiện tại và tương lai. Nhu cầu thâm nhập đời sống, tham gia vào thị trường báo chí hiện đại, phản ánh mọi khía cạnh của đời sống là nhu cầu lớn, còn diễn đàn để tranh luận văn chương chỉ là một mặt hoạt động rất nhỏ mà thôi.

Hiện nay, bạn đọc mạng, “dân lướt net” đa số là những người trẻ tuổi, chủ nhân tương lai của đất nước, và một bộ phận trí thức ở các công sở, cơ quan, doanh nghiệp, đó chính là đối tượng tiềm tàng tham gia “thị trường” chính yếu của văn hóa phẩm, sao các nhà văn lại “sơ ý” chậm tiếp cận?

Đọc thêm!

Thứ Sáu, tháng 9 23, 2005

Dạo qua một số webblog Việt Nam.

Dạo qua một số webblog Việt Nam.

Tôi đã dành một chút thời gian xem xét các blog do hai nhà cung cấp miễn phí là thegioiblog.com và blogvietnam.net, thì thấy phần lớn các blogger đều rất trẻ, nhiều nhất là khoảng 20-30 tuổi. Về nội dung, chủ yếu là dạng nhật ký, tự sự, người viết có nhu cầu tự thân muốn viết ra tâm sự, trải lòng mình trên mạng ảo, điều quan tâm của mình về một vấn đề, một lĩnh vực nào đó trong đời sống. Đa số là các vấn đề của thanh niên: tình bạn, tình yêu, nỗi buồn, niềm vui, sự băn khoăn lo lắng về công ăn việc làm, nỗi bức xúc trước tai ương... v.v. Dường như người viết có nỗi câu thúc trước hết là viết cho mình, sau đó mới là nhu cầu chia sẻ. Một số trong đó có “văn”. Nhiều bạn làm thơ. Có những bạn kể các chuyến đi, như là một bài phóng sự hoàn hảo, kèm theo ảnh rất sinh động. Nếu tôi được nhận những bài viết như thế khi làm thư ký tòa soạn, tôi sẵn sàng đăng ngay lập tức trên trang phóng sự.

Thành phần các blogger Việt trên các trang cung cấp dịch vụ này chủ yếu là các bạn trẻ làm việc không gần với chuyên môn tin học. Tôi chưa có thông tin đầy đủ, nhưng dường như các bạn làm chuyên tin học thường là hoặc lập một trang web riêng (như ungthu.net của Phan Văn Hòa), hoặc là tham gia làm blog theo các trang web do các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cung cấp. Đơn cử như trên www.blogger.com có khá nhiều “dân tin” lập blog, vì trên đó nhà cung cấp cho phép người dùng sử dụng mã nguồn, có thể tùy ý thay đổi, thêm bớt các dịch vụ, tự chọn hoặc tự thiết kế giao diện, cá nhân hóa trang web của mình một cách mạnh mẽ. Trong khi đó, Cổng Thánh Gióng làm dịch vụ blog mới là bản thử nghiệm, giao diện và các tùy chọn rất nghèo nàn. Các blogger có weblog dạng xxx.blogspot.com (dùng dịch vụ của www.blogger.com) có lẽ chủ yếu bàn luận về tin học, thời sự về mã nguồn mở, nhưng đây đó vẫn có những bài rất “tâm hồn”. Một weblog có tên “Đời buồn” đã được giới thiệu trên các báo điện tử mấy tuần trước, tác giả của weblog này đã sáng tạo ra bộ lọc tin tức cho người dùng tải miễn phí về làm công cụ đọc tin tức trên web, lại có hôm chính bogger này post (xuất bản lên web) lên mạng một bài thơ rất tình.

Đọc thêm!

Weblog?

Weblog?


“Một cách đơn giản nhất, có thể hiểu blog là hình thức báo trực tuyến cá nhân do một người hoặc một nhóm người tự biên tự diễn. Blog là một cấp độ khác của phóng viên tự do. Tuy nhiên, phóng viên tự do thường cộng tác với một hoặc vài tờ báo, thì các “blogger” (người làm báo trực tuyến blog) lại làm cho chính mình”. Đó là đoạn “mào đầu” bài báo “Mô hình Blog trong báo chí trực tuyến” của tác giả Mạnh Kim, đăng trên Tạp chí Nghề báo của Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7/2005.

Câu kết của bài báo đó là “Blog đã là một phần của đời sống báo chí hiện đại”.

Khi bài báo này xuất hiện, có lẽ ở Việt Nam, không mấy người quan tâm đến vấn đề các “weblog”. Báo chí Việt Nam phản ứng chậm với một vấn đề của “báo chí hiện đại” có lý do tất yếu. Tuy có tốc độ phát triển mạnh, nhưng số người dùng mạng Internet ở Việt Nam chỉ mới vượt qua con số 10% dân số, còn xa mới đạt được tỷ lệ dùng mạng của các nước trong khu vực, hay ở các nước Đông á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Các dịch vụ mạng ở nước ta vẫn còn đang ở trình độ “sơ khai”, các “Interneter” ở các cửa hàng Net tại Việt Nam phần lớn chỉ dùng dịch vụ Chat và chơi Game, còn người dùng mạng khác chủ yếu khai thác dịch vụ thư điện tử (email), còn các dịch vụ mạng khác thì mới chỉ rất rất ít người dùng.

Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ sau 2 tháng bài báo “đánh động” đã nêu trên, báo chí Việt Nam, mở đầu là báo chí điện tử, đã có một chút “xao động” về vấn đề weblog. Các tờ báo điện tử Vietnamnet.vn và Vnexpres.net đã có một số bài bàn về các blog. Hiện tại, các blogger ở Việt Nam tuy chưa nhiều, nhưng không thể nói là quá ít. Đặc biệt là gần đây, hiện tượng trang web ungthu.net của Phan Văn Hòa được nhiều người biết đến, dường như càng khích lệ “phong trào” weblog” nở rộ.

Hiện tại, các báo đã giới thiệu 2 nhà cung cấp miễn phí blog cho người dùng là Cổng Thánh Gióng của Hội Thanh niên Việt Nam (thegioiblog.com) và một nhà cung cấp khác là Blogvietnam.net. Ngoài ra, có khá nhiều nhà cung cấp ở nước ngoài có thể cung cấp cho người dùng một blog miễn phí chỉ sau mấy cái click chuột. Chắc chăn là còn nhiều nhà cung cấp dịch vụ blog khác ở Việt Nam mà tôi không có dịp biết đến.

Một số người hay nhầm lẫn các weblog với các trang web cá nhân vốn đã xuất hiện nhiều năm trước. Một số nghệ sĩ có tiếng đã từng làm trang web cá nhân, hoặc các “pan” tự làm trang web cho họ chỉ vì ngưỡng mộ. Dịch vụ thiết kế web cũng đã có từ lâu, từ có chi phí đến miễn phí. Các weblog cũng là trang web cá nhân, nhưng nó thực sự là một diễn đàn, không nặng về đồ họa, về trình diễn, mà dành chỗ cho trình bày văn bản, cho trao đổi ý kiến. Nhìn hình thức thì có thể so sánh các trang web cá nhân như là trang quảng cáo bạn đọc vẫn nhìn thấy trên báo in, còn các weblog thì chính là trang báo, bài báo. Web cá nhân: nhìn nhiều, đọc ít, còn weblog: nhìn ít, đọc nhiều. Tất nhiên đó chỉ là so sánh đơn giản, tôi cũng thấy một số weblog rất sinh động, và có trang web cá nhân, thậm chí web của công ty hay cơ quan nhà nước cũng sơ sài, đơn điệu, dày đặc chữ và rất ít cập nhật.

Đọc thêm!

Thứ Tư, tháng 9 21, 2005

Tiền phong bì.


Tiền phong bì.

“Tiền phong bì” là định nói rằng cái phong bì dùng thay đồng tiền, tiền bằng phong bì, chứ tôi không nói chuyện “phong bì tiền” mỗi khi đi đám hiếu, hỉ hay chạy chọt, biêu xén...

Hôm qua, tôi đi nộp tiền điện thoại ở bưu điện quận. Người đến nộp tiền hoá ra rất đông. Nên phải ghi số điện thoại vào mảnh giấy bé bằng bao diêm đã được cô bưu điện chuẩn bị trước, rồi xếp nốt vào chỗ trước mặt cô ấy. Cô bưu điện thu ngân làm việc nhoay nhoáy, đánh số máy điện thoại, màn hình đã hiện số ngay lập tức, đầu kia cái máy in kim đã xoèn xoẹt in ra hoá đơn. Vì phải chờ đến lượt mình, nên tôi có thời gian quan sát cô làm việc. Cô thao tác rất nhanh nhẹn, miệng gọi số, tay đánh máy, tay đếm tiền... Có lẽ không đâu ở đất nước ta lại có thủ tục nhanh chóng, gọn ghẽ, thuận lợi cho người đến làm việc như ở chỗ cô bưu điện thu tiền này. Và, rất lạ, mỗi khi cô bưu điện đưa tiền trả lại thì lại kèm theo 1-2 cái phong bì. Để làm gì? Tôi mon men hỏi một anh chàng vừa cầm tiền đút túi quần, vừa nhét phong bì vào áo, anh ta cười rất tươi: “Đến lượt bác cũng thế”. Thế là thế nào?

Đến lượt tôi... Cô bưu điện tính rất nhanh, nói: “Ba trăm...”, cô đưa tôi 2 cái phong bì, “anh nhận thay tiền lẻ vậy nhé”.

à, thì ra đây không phải là phong bì, mà là đồng tiền 150 đồng. Nhưng sau đó, trả những người sau tôi, còn 200 đồng hoặc 100 đồng, cô bưu điện cũng trả 1 cái phong bì. Và thật hay là đây không phải đồng tiền mệnh giá cứng, mà dao động từ 100 đến 200 đồng. Tiện lợi quá. Nếu cô bưu điện không làm thế, thì không biết cô tìm đâu ra những đồng tiền mệnh giá một vài trăm để trả khách hàng.

Đây có lẽ là một dẫn chứng về cách mà cuộc sống vượt lên nhà làm luật, làm chính sách. Bộ Tài chính liệu có nghĩ đến một nghịch lý về số đếm đồng tiền nhiều số không bên phải không nhỉ? Ông Tài chính chưa biết xử lý ra sao, mà cô bưu điện đã có cách “giải quyết tình thế” rồi.

Đọc thêm!

Bài phỏng vấn Nguyễn Xuân Hưng đăng trên báo Văn Nghệ trẻi

TrÝ chuyÎn vèi nh¡ v¯n NguyÍn Xuµn Hõng, tŸc gi¨ cða bæ tiÌu thuyÆt An Lạ­c Dõèi Tréi

Bâi c¨nh cða tiÌu thuyÆt l¡ nhùng n¯m giao théi giùa thÆ ký 16 v¡ 17. Khi ½Ü NguyÍn Ho¡ng t÷ kinh ½á v¡o tr¶n thð Thuºn HoŸ v¡ Qu¨ng Nam ½¬ ½õìc g·n 50 n¯m. Bæ sŸch gãm 2 quyÌn. QuyÌn 1 “Võén An lạ­c ”chð yÆu kÌ vË nhùng sú viÎc x¨y ra ê phð Kinh Mán v¡ kinh th¡nh ‡áng ‡á, ½´c biÎt l¡ trong kho¨ng théi gian NguyÍn Ho¡ng k¾o quµn v¡o Thuºn HoŸ l·n cuâi cïng. QuyÌn 2 “An lạ­c dõèi tréi ”kÌ vË nhùng ng¡y h¡nh phõçng Nam cða nhùng nhµn vºt chÏnh. Qua biÆn thiÅn cða cŸc sú kiÎn, hai nhµn vºt nam nù chÏnh g´p nhau v¡ hà tÖm th¶y hạ­nh phî an cư lạc nghiệp.

“‡µy l¡ mæt b¡i ca ca ngìi lao ½æng v¡ trÏ tuÎ, kÏnh dµng nhùng bºc tiËn bâi ½¬ cÜ cáng t÷ Th¯ng Long mang gõçm ½i mê nõèc, nÅu cao tinh th·n ½o¡n kÆt dµn tæc cða tiËn nhµn” (T­p chÏ Nh¡ v¯n ViÎt Nam sâ 10/2003 ½¬ trÏch ½¯ng 8 chõçng ½·u cða bæ tiÌu thuyÆt n¡y v¡ trong léi gièi thiÎu ½¬ kh²ng ½Ùnh nhõ trÅn).

Thõa nh¡ v¯n NguyÍn Xuµn Hõng, bæ tiÌu thuyÆt Võén An Lạ­c v¡ Anlạc dõèi tréi cÜ ph¨i l¡ bæ tiÌu thuyÆt lÙch sø kháng?

- Nh¡ v¯n NguyÍn Xuµn Hõng: TiÌu thuyÆt lÙch sø õ? ViÎc phµn lo­i thÌ lo­i tiÌu thuyÆt l¡ cáng viÎc cða nh¡ phÅ bÖnh, hay do ½æc gi¨, hay l¡ do bạn. CÝn tái, khi ½´t bît viÆt, tái ch× tµm niÎm r±ng tái sÁ viÆt mæt bæ tiÌu thuyÆt. Tái quan tµm ½Æn nhµn vºt, cât truyÎn, bâi c¨nh... vµn vµn... NghØa l¡ tái ho¡n to¡n kháng nghØ mÖnh ph¨i viÆt cho ra mæt tiÌu thuyÆt lÙch sø hay kháng ph¨i tiÌu thuyÆt lÙch sø?

Vºy quan niÎm cða anh vË tiÌu thuyÆt lÙch sø ?

- Nh¡ v¯n NguyÍn Xuµn Hõng: Khi tái khi ½´t bît viÆt, ch× cÜ mæt tµm nguyÎn l¡ tr¨i hãn mÖnh lÅn tŸc ph¸m, sŸng t­o lÅn mæt thÆ gièi riÅng, m¡ bâi c¨nh l¡ mæt théi kü lÙch sø. Tái kháng quan niÎm l¡ cö ph¨i viÆt nhõ nhùng ngõéi viÆt trõèc ½µy ½¬ viÆt tiÌu thuyÆt ½Ë t¡i lÙch sø. NÆu nhõ cö viÆt nhõ cŸc nh¡ viÆt tiÌu thuyÆt ½¬ viÆt vË ½Ë t¡i lÙch sø thÖ mèi l¡ “tiÌu thuyÆt lÙch sø” thÖ xin ½õìc ½´t tái ra khÞi sú phµn lo­i ¶y.

Nhõng cÜ mæt nh¡ v¯n chuyÅn viÆt tiÌu thuyÆt vË lÙch sø cða ViÎt Nam cho r±ng, c·n phµn biÎt tiÌu thuyÆt lÙch sø l¡ khai thŸc lÙch sø v¡ ph¨i tán tràng lÙch sø, khŸc vèi tiÌu thuyÆt l¬ng m­n, tiÌu thuyÆt vß thuºt. Vºy û kiÆn cða anh nhõ thÆ n¡o?

-Nh¡ v¯n NguyÍn Xuµn Hõng: ‡iËu ½·u tiÅn l¡ khi anh viÆt vË b¶t cö mæt giai ½oạ­n n¡o trong suât chiËu d¡i lÙch sø cða dµn tæc, anh ½Ëu ph¨i trung th¡nh vèi cŸc sú kiÎn lÙch sø. ‡iËu n¡y kháng ch× l¡ nghØa vò cða cŸc nh¡ v¯n viÆt vË giai ½ọa­n lÙch sø ½¬ xa, m¡ ngay viÆt vË thºp ký trõèc, n¯m ngoŸi, anh cñng ph¨i trung th¡nh vèi sú thºt. Nhõng kháng cÜ nghØa l¡ nh¡ v¯n l¡m cáng viÎc sao ch¾p v¡ minh hàa lÙch sø, nh¡ v¯n kháng ph¨i l¡ nh¡ sø hàc, kháng ph¨i nh¡ nghiÅn cöu v¯n hÜa dµn gian, m¡ ½·u tiÅn v¡ m¬i m¬i ph¨i l¡ nh¡ v¯n.

PV: Xin anh nÜi rß hçn?

-Nh¡ v¯n NguyÍn Xuµn Hõng: NÆu ch× vÖ viÆt tiÌu thuyÆt vË ½Ë t¡i lÙch sø m¡ tái ½õìc gài l¡ nh¡ nghiÅn cöu lÙch sø thÖ tái th¶y ½Ü l¡ mæt ½iËu ½Ÿng buãn. Bêi vÖ thö nh¶t l¡ xîc ph­m cŸc nh¡ nghiÅn cöu lÙch sø, v¡ thö hai l¡, cÜ lÁ qua tiÌu thuyÆt cða tái, ngõéi ½àc ½¬ kháng nhºn ra tái l¡ mæt nh¡ v¯n nùa. Khi NguyÍn Du viÆt truyÎn KiËu, NguyÍn Du sâng v¡o théi n¡o, tõçng öng vèi triËu n¡o cða Trung Quâc, thÆ m¡ truyÎn KiËu viÆt vË théi kü lÙch sø n¡o? ‡Ü l¡ n¯m Gia TØnh triËu Minh. Alexander Dumas viÆt Ba ch¡ng lÏnh Ngú Lµm, hay VÏchto Huygo viÆt Nh¡ thé ‡öc b¡, hay Lep Tonxtoi viÆt ChiÆn tranh v¡ Ho¡ bÖnh… CŸc áng ½Ëu sâng cŸch théi kü miÅu t¨ trong tŸc ph¸m r¶t xa, sao kháng gài cŸc tŸc ph¸m ¶y l¡ “tiÌu thuyÆt lÙch sø”? Hay l¡ hà ½¬ xuyÅn t­c lÙch sø õ? Kim Dung viÆt cŸc tiÌu thuyÆt l¶y bâi c¨nh l¡ théi kü Tâng, NguyÅn, Minh, Thanh cÜ ph¨i ½¬ kháng trung th¡nh vèi lÙch sø kháng?

PV: T­m ½ãng û vèi anh l¡ kháng nÅn cho cŸi gài l¡ “tiÌu thuyÆt lÙch sø” mæt cŸi Ÿo, nhõng cÜ û kiÆn cho r±ng anh ½¬ hõ c¶u quŸ nhiËu?

-Nh¡ v¯n NguyÍn Xuµn Hõng: ‡Ü l¡ chÅ hay khen ½¶y nh×? Nh¡ v¯n khŸc nh¡ sø hàc ê ½iËu duy nh¶t l¡ anh ½õìc hõ c¶u, hay l¡ ½îng hçn l¡ anh ph¨i hõ c¶u trong tŸc ph¸m cða anh. Kinh Kha ½i Ÿm sŸt T·n Thðy Ho¡ng, Tõ M¬ ThiÅn ch× viÆt 2 trang trong chõçng “ThÏch khŸch liÎt truyÎn” cða Sø kû, thÆ cŸc nh¡ l¡m kÙch b¨n phim “Løa thiÅu cung A PhÝng” ½¬ dúng ½Æn 30 tºp, rãi Trõçng NghÎ Mõu l¡m phim “Anh hïng” l­i khŸc h²n... Bæ tiÌu thuyÆt cða tái viÆt vË théi kü giao théi giùa thÆ ký 16 v¡ thÆ ký 17, théi kü NguyÍn Ho¡ng k¾o quµn v¡o ‡¡ng Trong, cÜ thÌ trõèc tái cÜ r¶t nhiËu ngõéi viÆt vË NguyÍn Ho¡ng, nhõng NguyÍn Ho¡ng trong tŸc ph¸m cða tái l¡ “áng gi¡ m°t cî” cða riÅng NguyÍn Xuµn Hõng. Tái r¶t khµm phòc cŸc nh¡ sø hàc, bêi vÖ thö nh¶t tái kháng thÌ l¡m cáng viÎc cða hà, hà l¡m khoa hàc, hà tõ duy logic, cÝn tái l¡ nh¡ v¯n, tái ½Ì trÏ tõêng tõìng bay bäng, dúng lÅn mæt thÆ gièi cða riÅng tái, tái tõ duy b±ng hÖnh tõìng. Nhõng nÆu kháng cÜ cŸc nh¡ sø hàc, thÖ ½ái cŸnh cða trÏ tõêng tõìng cða tái ch× l¡ ½ái cŸnh m¡ giâng nhõ kháng cÜ cç thÌ cða lo¡i chim, kháng thÌ bay lÅn ½õìc. Trong tiÌu thuyÆt cða tái, tuyÎt ½âi kháng cÜ chi tiÆt n¡o kháng ½îng vèi chÏnh sø. Ch× cÜ cŸc sú kiÎn m¡ chÏnh sø kháng ch¾p m¡ thái, v¡ nÆu cÜ mæt nhµn vºt l¡ nh¡ sø hàc sâng v¡o giai ½oạ­n ½Ü, °t h²n áng ¶y sÁ ch¾p ho´c l¡m chöng cho tái ½îng l¡ nhõ vºy.

* PV: VÖ sao anh l­i chàn théi kü NguyÍn Ho¡ng k¾o quµn v¡o ‡¡ng Trong ½Ì l¡m bâi c¨nh cho bæ tiÌu thuyÆt cða mÖnh?

-Nh¡ v¯n NguyÍn Xuµn Hõng: ‡Ü l¡ giai ½o­n mê ½·u cho viÎc khai phŸ phõçng Nam, l¡ mæt giai ½o­n ½·y kÙch tÏnh, khi NguyÍn Ho¡ng bÞ Th¯ng Long v¡o ‡¡ng Trong, b°t ½·u hçn 200 n¯m cŸc chîa NguyÍn rãi ½Æn 143 n¯m cŸc vua NguyÍn. Nhµn vºt lÙch sø NguyÍn Ho¡ng l¡ mæt nhµn vºt ½õìc sø sŸch qua cŸc giai ½o­n viÆt vèi thŸi ½æ r¶t mµu thu¹n. RiÅng tái, tái cho r±ng, áng ½¬ sâng vèi théi ½­i cða mÖnh, l¡ mæt ngõéi qu¨ c¨m, l¡ mæt ngõéi c·m quyËn khán kh¾o, mæt ngõéi chinh phòc v¡ khai phŸ ½¶t ½ai, chinh phòc nhµn tµm. ‡âi vèi lÙch sø dµn tæc, áng cñng xöng l¡ mæt ngõéi cÜ cáng, mæt anh hïng dµn tæc. Song, trong bæ tiÌu thuyÆt cða tái, bâi c¨nh lÙch sø ch× l¡ cŸi khung v¡ tái treo böc tranh tŸc ph¸m v¡o ½Ü. NÜi chung cŸc nhµn vºt chÏnh l­i l¡ cŸc nhµn vºt hõ c¶u, cŸc nhµn vºt lÙch sø cÜ thºt thÖ ch× l¡ cŸc nhµn vºt phò, kÌ c¨ NguyÍn Ho¡ng.

* PV; ‡µy l¡ ½æ tiÌu thuyÆt ½·u tay anh trÖnh l¡ng m¡ l­i ½õìc gi¨i cao. Gi¨i B trong cuæc thi tiÌu thuyÆt 2 n¯m 2002-2004 cða Hæi Nh¡ v¯n, cÜ ngõéi cho r±ng anh l¡ ngõéi sŸt gi¨i, anh nghØ nhõ thÆ n¡o?

-Nh¡ v¯n NguyÍn Xuµn Hõng: Dú thi v¯n chõçng kháng ch× nh±m v¡o cŸi thî ½õìc gi¨i. ‡iËu thî vÙ ½·u tiÅn l¡ ½õìc mæt t·ng n¶c nhiËu ngõéi ½àc kháng ph¨i ½æc gi¨ tháng thõéng. Hà l¡ nhùng nh¡ v¯n tÅn tuäi sŸng lŸng, kÌ c¨ nhùng nh¡ v¯n yÅu thÏch mÖnh l¹n nhùng ngõéi mÖnh biÆt trong l¡ng v¯n hà kháng thÏch mÖnh, m¡ v¹n ph¨i ½àc tŸc ph¸m cða mÖnh. CŸi thî cuâi cïng mèi l¡ thî ½õìc gi¨i. Nhõng gi¨i thõêng v¯n chõçng ch× nhõ mæt sú may m°n, nÆu ban giŸm kh¨o khŸc, cÜ thÌ anh sÁ ½õìc gi¨i cao hçn ho´c ch²ng ½õìc gÖ. Nh¡ v¯n sâng trõèc hÆt l¡ nhé cÜ ½æc gi¨ ræng r¬i.

*PV: Thõa nh¡ v¯n trong An l­c dõèi tréi, cÜ c¨m giŸc anh ½¬ tºn dòng v¡ khai thŸc triÎt ½Ì cŸc c¨nh ¯n chçi cða quan l­i, miÅu t¨ tÖnh dòc cÜ ph·n ½i hçi quŸ, ½iËu n¡y cÜ ph¨i l¡ viÎc l¡m cho phong phî v¡ tõçi mèi thÅm cho bæ tiÌu thuyÆt vË ½Ë t¡i lÙch sø vân bÙ coi l¡ khá khan?

- Nh¡ v¯n NguyÍn Xuµn Hõng : Giâng nhõ phim ¨nh thÖ viÎc má t¨ cŸc c¨nh tÖnh c¨m trong tiÌu thuyÆt giâng nhõ ngõéi ½i trÅn dµy, nÆu v÷a ph¨i thÖ anh th¯ng b±ng cÝn nÆu quŸ lÅn thÖ l¡ sa v¡o nguy hiÌm v¡ th¶p k¾m. Tái ½¬ suy nghØ r¶t nhiËu v¡ tái ch× ½æng ½Æn cŸc chi tiÆt ¶y khi n¡o chîng gÜp ph·n kh°c hàa tÏnh cŸch nhµn vºt, phòc vò cho cât truyÎn. LÙch sø vân l¡ nhõ vºy, kháng cÜ lÙch sø khá khan. ‡Ë t¡i lÙch sø bao gié cñng gµy c¨m höng cho tái, tái kháng quan niÎm vË cŸc b¡i hàc lÙch sø l¡ khá khan.

* PV; Ngo¡i sâ phºn cða cŸc nhµn vºt chÏnh nhõ Kü Hoa, Ba BÙ, NguyÍn Ho¡ng, TriÎu Quºn cáng ... theo tái mæt nhµn vºt r¶t ¶n tõìng ½Ü l¡ Täng Binh V¯n Thò, nhµn vºt tri thöc, to¡n t¡i, cÜ lâi suy nghØ cŸch tµn, nhõng kháng ½õìc triËu ½Önh tràng dòng m¡ ph¨i chÆt, t­i sao vºy ?

-Nh¡ v¯n NguyÍn Xuµn Hõng: KÀ sØ trong cŸc triËu ½­i phong kiÆn luán luán ½õìc th¶m nhu·n tõ tõêng trung quµn, Ÿi quâc. Nhùng trÏ thöc h¡ng ½·u cða théi ½­i thõéng cÜ nhùng kiÆn gi¨i, kiÆn thöc võìt théi ½­i, v¡ nÜi chung bi kÙch l¡ triËu ½Önh kháng hiÌu ½õìc. Täng binh V¯n Thò ½¬ ½¬ tiÆp thu cŸc kiÆn thöc v¯n minh cða thÆ gièi phõçng Tµy, mong sèm Ÿp dòng khoa hàc tiÅn tiÆn, canh tµn ½¶t nõèc. CŸc chîa NguyÍn cñng l¡ nhùng vÙ minh chîa, ½¬ khai phŸ, chinh phòc ‡¡ng Trong, yÅn dµn, nhõng chõa ½ð t·m ½Ì ½ãng c¨m vèi cŸch nghØ canh tµn ½¶t nõèc cða mæt trÏ thöc nhõ V¯n Thò. Qua nhµn vºt n¡y, tái muân ½õa ra mæt tháng ½iÎp vË b¡i hàc dïng ngõéi, mæt ½iËu m¡ cŸc triËu ½­i phong kiÆn nõèc ta r¶t tr¯n trê, ½¬ kh°c th¡nh bia ½Ÿ trong V¯n MiÆu triÆt lû “hiËn t¡i l¡ nguyÅn khÏ quâc gia”, nhõng t÷ lû thuyÆt ½Æn thúc tÆ l¡ c¨ mæt kho¨ng cŸch.

* PV: Nhµn vºt Ph­m ThÙ Kü Hoa xu¶t thµn con quan, lèn lÅn trong c¨nh lŸ ngàc c¡nh v¡ng, ½¬ cÜ mæt mâi tÖnh vèi mæt cáng tø Th¯ng Long nhõng kháng th¡nh. VÖ sao nh¡ v¯n l­i câ û ½õa ½¸y v¡ gŸn cá ¶y vèi ch¡ng Ba BÙ, mæt nhµn vºt du thð, du thúc?

- Nh¡ v¯n NguyÍn Xuµn Hõng: Trong ½æi quµn cða NguyÍn Ho¡ng chinh phòc phõçng nam cÜ cÜ quÏ tæc, cÜ du thð du thúc, cÜ nhùng anh hïng h¨o hŸn... Hà cÜ thÌ cÜ ½Ùa vÙ x¬ hæi khŸc nhau ê ‡¡ng Ngo¡i chºt cöng lÍ giŸo, nhõng hà ½Ëu l¡ cŸc cŸ nhµn cÜ söc sâng m¬nh liÎt. NÆu kháng thÆ, thÖ hà l¡m sao s¨n sinh ra hºu duÎ l¡ cŸc thÆ hÎ chinh phòc ½õìc c¨ d¨i ½¶t phõçng Nam. Khi thoŸt khÞi lÍ giŸo cða x¬ hæi ‡¡ng Ngo¡i, hà ½Æn ‡¡ng Trong, mæt d¨i ½¶t m¡ lÍ giŸo lÞng lÀo, con ngõéi ½âi diÎn vèi thiÅn nhiÅn, vèi sú sinh tãn, ½õìc sâng thúc vèi mÖnh. Kü Hoa, mæt nù tÏnh ½iÌn hÖnh ch× cÜ thÌ an cõ l­c nghiÎp vèi mæt con ngõéi nam tÏnh m­nh mÁ.

* PV: TiÌu thuyÆt cða anh, anh kháng cho l¡ tiÌu thuyÆt kiÆm hiÎp nhõng nhµn vºt chÏnh n¡o cñng biÆt vß v¡ r¶t nhiËu c¨nh giao ½¶u vß thuºt, anh gi¨i thÏch ½iËu n¡y nhõ thÆ n¡o?

- Nh¡ v¯n NguyÍn Xuµn Hõng: Nhµn vºt Ba Bi l¡ mæt anh ch¡ng ngang t¡ng phÜng tîng, vá gia cõ, nÅn anh ta cÜ vß, ½¶y l¡ do anh ta chö kháng ph¨i tái “cho” anh ta cÜ vß. Kü Hoa trong b¨n th¨o ½·u tiÅn l¡ mæt nhµn vºt yÌu ½iÎu thòc nù, nhõng tái nghØ l­i, mæt yÌu ½iÎu thòc nù khi x¨y ra mæt cuæc thiÅn di lèn nhõ vºy thÖ sÁ cÜ sâ phºn khŸc, chö kháng thÌ cÜ c¨m höng liÅn hÎ vèi cŸc nhµn vºt khŸc nhõ tái ½¬ viÆt. Mæt nhµn vºt nh¡ sõ cÜ luyÎn vß, mæt vÙ Quºn cáng ‡á ½âc cñng cÜ vß cáng, ½Ü cñng l¡ thúc tÆ khŸch quan, chö tái kháng câ tÖnh l¡m ra, hay câ gŸn cho hà cÜ vß cáng.

*PV: Anh l¡ mæt nh¡ v¯n cÝn trÀ m¡ ½Ë t¡i lÙch sø l­i l¡ mæt ½Ë t¡i dõéng nhõ c·n sú chiÅm nghiÎm, c·n sú t÷ng tr¨i, vºy anh viÆt bæ tiÌu thuyÆt “An L­c dõèi tréi” cÜ nghØ ½Æn sú thuyÆt phòc ½âi vèi ½æc gi¨ hay kháng?

-Nh¡ v¯n NguyÍn Xuµn Hõng: -Tái kháng cÝn trÀ, cÜ thÌ tái b°t ½·u ½Æn vèi sú nghiÎp v¯n chõçng hçi muæn m¡ thái. TiÌu thuyÆt vË ½Ë t¡i lÙch sø kháng ph¨i l¡ ½æc quyËn cða nhùng nh¡ v¯n gi¡, cÜ thÌ ½Ë t¡i lÙch sø c·n sú hiÌu biÆt nh¶t ½Ùnh vË lÙch sø, vË v¯n hoŸ dµn tæc v¡ ½iËu ½Ü c·n ngõéi viÆt ½Æn ½æ tuäi tŸc nh¶t ½Ùnh. Nhõng cÜ mæt ½´c ½iÌm l¡, dï tŸc gi¨ cÜ gi¡ ½Æn m¶y, thÖ cñng giâng ngõéi trÀ mæt ½iËu, ½Ü l¡ t¶t c¨ ½Ëu kháng chöng kiÆn, kháng sâng thúc ê giai ½o­n lÙch sø ½Ü. C¨n höng vË lÙch sø v¡ c¨m nhºn tinh th·n lÙch sø thÖ kháng ph¨i ½´c quyËn cða riÅng ai.

Thúc hiÎn NguyÍn ThÙ BÏch YÆn 15/8/05

Đọc thêm!

Thứ Ba, tháng 9 20, 2005

Thang may...

C·u thang mŸy

Mæt giŸo sõ mán hoŸ lû, thµy tái ½æt nhiÅn hÞi: “Chå cºu l¡m cÜ thang mŸy kháng?”. Tái b¨o: CÜ. Tái mèi chuyÌn ½Æn cç quan mèi, v¯n phÝng ê mæt to¡ nh¡ cao t·ng, cÜ thang mŸy. GiŸo sõ gºt: “ThÆ thÖ tât”. Tái b¨o: “Tât cŸi gÖ?”. Tr·m tõ: “Tât cho cºu, v¡ cho c¨ nhùng ngõéi l¡m viÎc ê cŸi to¡ nh¡ cao t·ng”. Tái hÞi l­i l·n nùa, áng n¡y cõéi, kháng nÜi nùa. Ngõéi ta b¨o nhùng áng giŸo sõ thµm tr·m, ½·u hà cÜ cŸi m·u Üng Ÿnh cða kiÆn thöc phŸt tiÆt ra ngo¡i khiÆn cho tÜc ròng, trŸi hÜi. CÜ thÆ thºt, nhõng cñng cÜ thÌ vÖ hà luán luán kháng nÜi to­c mÜng lìn nhõ ngõéi khŸc.

Tái t÷ ½Ü cÜ cŸi Ÿm ¨nh måi khi v¡o thang mŸy. Mæt linh c¨m mç hã vË ½iËu tât nhõ mæt ngàn giÜ tho¨ng thäi t÷ cŸi ½·u giŸo sõ bÜng læn ½Æn trÏ Üc rºm rÖ viÅn chöc cða tái.

‡·u gié sŸng måi ng¡y, tái ½Æn cøa to¡ nh¡, ½¬ th¶y m¶y ngõéi ½öng ½ìi thang mŸy rãi, ch× v÷a tÏch t°c, ½¬ cÜ thÅm nhiËu ngõéi nùa. Théi gian ché ½ìi mèi thºt l¡ d¡i nh¶t, mæt v¡i phît thái m¡ d¡i vá tºn. Tái nhÖn ra ngo¡i cøa kÏnh, th¶y dÝng xe trÅn ½õéng trái ¡o ­t, thºt l­, mÖnh v÷a t÷ cŸi dÝng sáng dù dæi ¶y tŸch ra ½µy, l¡m mæt giàt nõèc ½àng rung rinh nçi n¡y. V÷a nghØ ½Æn ½Ü thÖ cŸnh cøa bÅn c­nh xÙch mê ra, mài ngõéi hâi h¨ chui v¡o. L­i cÜ mæt v¡i ngõéi nùa mèi ½Æn ch­y ch­y, l­i thÅm mæt ngõéi ch­y hïng hòc, xŸch c´p to kËnh cñng ch­y. Khi cŸnh cøa v÷a mèi ½æng ½ºy ½Ùnh ½Üng, th¶y cÜ bÜng ngõéi nhoŸng ½Æn, cŸi cŸnh cøa l­i dòt l­i, mê ra cho ngõéi ¶y v¡o. CÜ hám cŸnh cøa ½Üng v¡o mê ra hai ba l·n rãi mèi ½Üng h²n. Mài ngõéi trong cŸi phÝng b¾ tÏ cða thang mŸy nhõ ph¨n x­ tú nhiÅn ½öng dÙch v¡o nhau mæt chît. CÜ cá r¶t ½Âp, m´c Ÿo hê cä ræng, hê c¨ vai, nÆu ê ngo¡i thÖ anh ch× dŸm liÆc mæt ph·n mõéi giµy, nÜi gÖ mon men ½Æn g·n, cÝn trong thang mŸy ½áng, anh cÜ thÌ th¶y láng tç mËm Üng Ÿnh trÅn vai nßn n¡ cða cá ta, anh m¡ cao anh cÜ thÌ nhÖn th¶y vºt “nhµn b¨o” quû giŸ nçi ngúc ½ang phºp phãng nhõ cŸi bŸnh bao ng¡ ngàc l¶p lÜ s°p ra lÝ, b¶t giŸc nhõ cÜ luãng khÏ n¾n trong ngúc anh khiÆn anh ph¨i th·m thê ra mæt cŸi...

Ngõéi ta trong thang mŸy thºt l¡ cÜ mæt kho¨ng théi gian ngõng ½àng. ‡ìi thang mŸy cÝn ròc rÙch chµn tay, cÝn ngÜ nghiÅng ½µy ½Ü. ‡öng trong thang mŸy chºt, ch× cÜ ½öng, bân bË tõéng kÏn kháng biÆt xung quanh l¡ ½µu vèi ½µu. Ch× cÜ tiÆng ro ro cða ½æng cç µm µm u u ê ½µu ½Ü mèi cÜ c¨m giŸc mÖnh ½ang chuyÌn ½æng ½¶y chö kháng ph¨i l¡ d÷ng. ChuyÌn ½æng nhõng kháng ai biÆt, m¡ ch× biÆt l¡ d÷ng. Ngõéi ta ê trong thang mŸy l¡ m¶y giµy ½âi diÎn vèi chÏnh mÖnh.

Thø hÞi trong ng¡y kháng cÜ nhùng giµy phît trong thang mŸy thÖ cÜ lîc n¡o kháng l¡m gÖ c¨, ch× ½öng kháng thÆ n¡y kháng? Tái bång nghØ l­i, hãi ê cç quan cñ, sŸng ra khÞi nh¡ l¹n v¡o dÝng sáng xe, nÜ cuân ta ½i, ½Æn cç quan hºm hòi l¡m lòng nghØ suy, tâi m°t tâi mñi, dï cho chiËu tâi cÜ ngh× ngçi cñng l­i ngh× theo kiÌu vºn ½æng tiÅu tân n¯ng lõìng v¡o ¯n uâng nh¨y nhÜt, vºn ½æng trong tõçng quan tõng b÷ng nŸo nhiÎt xung quanh. Tâi vË cÜ lîc yÅn l´ng nh¶t l¡ t°t ½¿n ½i ngð thÖ chõa ch°c ½¬ yÅn l´ng, vì ngð rãi thÖ nghe th¶y tiÆng ngŸy, vì chõa ngð thÖ ca c¸m, kháng ca c¸m thÖ l­i nÜi sung sõèng, ch¨ cÜ lîc n¡o yÅn tØnh. ThÖ ra, ch× cÜ m¶y giµy trong ng¡y khi anh ê trong thang mŸy l¡ thºt sú cða mÖnh, cho mÖnh m¡ thái.

Hám g´p l­i áng b­n giŸo sõ, áng b¿n b¨o: “Quy luºt hoŸ lû l¡ tú nhiÅn biÆn thiÅn vºn ½æng theo hõèng châng l­i nhùng nguyÅn nhµn ½¬ sinh ra nÜ. BiÌu tõìng cða cuæc sâng hiÎn ½­i l¡ to¡ nh¡ cao t·ng, thÖ l­i sinh ra cho anh nhùng giµy tØnh l´ng g·n nhõ tuyÎt ½âi” Tái b¨o tái hiÌu rãi, thÆ cho nÅn tái ½i l¡m cÜ thang mŸy l¡ hìp théi chö gÖ, l¡ cµn b±ng chö gÖ? ng giŸo sõ cõéi, kháng nÜi gÖ nùa. Th¨o n¡o, nhùng hám trong thang mŸy cÜ hai ba ngõéi quen nhau nÜi chuyÎn sao m¡ khÜ chÙu thÆ. NÆu t¶t c¨ ½i c·u thang cïng quen nhau l­i ½i mæt nhÁ. N¯m ngõéi l­ ½öng im, cÝn hai ngõéi cö nÜi, kháng ph¨i nÜi b¾, kháng nÜi v°n t°t, cö nÜi bá bá, sao ngõéi ta kháng thÌ nhÙn ½õìc v¡i giµy sau khi ½i thang mŸy mèi nÜi? NÆu cÜ áng b­n giŸo sõ cða tái, ch°c thÆ n¡o áng ¶y cñng phµn tÏch, ngõéi mÖnh vân cÜ mŸu náng dµn, chõa quen nÆp sâng ½i thang mŸy cða théi hiÎn ½­i nÅn mèi ra nhõ thÆ. Ngõéi ViÎt Nam ta ½a sâ ½Æn th¡nh phâ ê nh¡ l·u t÷ náng thán cÜ cŸnh ½ãng máng mÅnh nÅn gié ½µy v¹n chõa quen nÜi û tö tán tràng mài ngõéi khŸc hay sao?

Đọc thêm!

Thứ Hai, tháng 9 19, 2005

Bạn muốn làm một nhà báo ư?

Tiếp về chủ đề blog... Trong khi các nước trên thế giới đã phát triển loại hình blog từ nhiều năm nay, thì ở VN ta, con đường blog bắt đầu chập chững. Ban đầu, các chủ nhân của các blog không được ai chú ý, cho đến khi, trong thế giới blog có những nhà báo chuyên nghiệp vào cuộc. Tuy nhiên, cộng đồng báo chí cũng vẫn coi họ như là những "tay ngang". Song, sau cuộc chiến trang Irắc, nhất là sau sự kiện 11/9 ở Mỹ, các nhà báo qua blog của mình đã xới lên một kiểu dư luận mới, có thể cạnh tranh ngang ngửa với các tờ báo in và các tờ báo điện tử đồ sộ. Thuật ngữ "nhà báo blog" trở nên không tầm thường và có phần danh giá nữa.
Vì sao vậy? Blog có ưu thế hơn hẳn các báo điện tử, đó là "tức thời". Với cách "xuất bản" gọn nhẹ, các blog đã chiếm lấy ưu thế của báo chí truyền thống là yếu tố nhanh, nhậy. Trong khi ở các toà soạn, thư ký và sếp báo còn đang đọc duyệt thì các blog đã đến với công chúng rồi. Thế mạnh thứ hai là sự tự do, trong đó tựựdo chuyển tải thông tin và tự do chịu trách nhiệm. Sẽ không có tranh cãi giữa người viết và biên tập viên với cây kéo vàng trong tay.
Bạn Lê Ngọc Quốc Khánh trong blog step2vn.blogspot đã đánh động tình trạng các blog tiếng Việt đang trăm hoa đua nở và tựự hỏi rồi tương lai các blog tiếng Việt sẽ ra sao. Tôi cho rằng, tương lai các blog không nằm trong tay người đọc, mà là do chính các blog-writer quyết định. Chung ta hội nhập, điều gì thế giới đã đi qua, có lẽ chúng ta cũng sẽ qua. Một thắc mắc có tính nguyên tắc là, nếu anh làm blog, tức là anh làm báo tư nhân, mà VN chưa có luật về báo tư nhân? Đừng lo kiểu "lo bò trắng răng" như vậy. Hiến pháp VN ghi rằng, Nhà nước bảo đảm tự do ngôn luận, và thực sựự chúng ta đã có tựự do ngôn luận. Hiện tại, cổng Thánh Gióng của Hội Liên hiệp Thanh niên VN đã mở dịch vụ làm blog miễn phí, chính bạn Khánh đã giới thiệu trang web này (www.thegioiblog.com ). Và tôi, tôi cũng post bài này trên blog tôi mới tập tự tạo với sựự trợợ giúp của www.blogger.com . Đó là nguyenxuanhung.blogspot.com. Từ chỗ không biết tý gì về lập trình, tôi đang từng bước cá nhân hoá trang blog mà nhà cung cấp miễn phí "cho" tôi.
Đọc thêm!

Thứ Bảy, tháng 9 17, 2005

Nóng ruôt vì blog?

Hôm nay, tôi thâ'y trên 1 sô' trang web nói dê'n viêcj làm blog. Nhà nhà blog, nguoi nguoi blog. Tuong lai blog VN ra sao, chwa ai biê't, song tôi nóng ruôt vì blog... Sao tôi không dùng duoc tiê'ng Viêt hoàn toàn trên blog này? Đọc thêm!

Thứ Sáu, tháng 9 16, 2005

test, why is wrong

why 's wrong Đọc thêm!

Chủ Nhật, tháng 9 11, 2005

Hôm nay (11/9), tròn 4 năm sau khi Mỹ bị khủng bố

sunday 's timeout. Hôm nay (11/9), tròn 4 năm sau khi Mỹ bị khủng bố, New York dành 4 phút tượng trưng cho 4 thời khắc quan trọng để tưởng niệm các nạn nhân
Các phút mặc niệm diễn ra lần lượt vào 8h46, 9h03 - hai máy bay lao vào toà tháp đôi, 9h59 và 10h29 (buổi sáng giờ địa phương) - thời khắc 2 toà tháp sụp đổ. Lễ tưởng niệm diễn ra ở địa điểm chính là New York và Washington.
Tại Nhà Trắng
Tổng thống Bush và phu nhân cùng vợ chồng phó Tổng thống Dick Cheney đã ra thảm cỏ trước thềm Nhà Trắng để dành 1 phút tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong thảm hoạ 11/9.
Sáng nay, người đứng đầu nước Mỹ đã mở đầu ngày mới bằng một buổi lễ cầu nguyện tại nhà thờ thánh John, nằm trong khuôn viên Lafayette, đối điện Nhà Trắng.
Vài tiếng sau nữa (buổi trưa giờ địa phương) ông Bush sẽ bay tới New Orleans và có bài phát biểu tại đó vào buổi tối (sáng 12/9 - giờ Việt Nam).
Tại New York
Thị trưởng Blomberg đã đọc bài diễn văn khai mạc lễ tưởng niệm trước hàng nghìn thân nhân của những nạn nhân 11/9. ''Ngày hôm nay, một lần nữa chúng ta có mặt tại đây để chia sẻ giây phút buồn đau nhất''.
Thống đốc New York George Pataki, cựu Thị trưởng Rudolph Giuliani và Ngoại trưởng Condoleezza Rice có mặt tại buổi lễ.
Ngay sau bài phát biểu, 320 cặp anh chị em đại diện cho gia đình nạn nhân lần lượt xướng tên người thân đã bỏ mạng tại toà tháp đôi. Trong khi tên các nạn nhân được nêu trên khán đài, hàng đoàn người cầm hoa và di ảnh của người thân tiến về khu tưởng niệm dưới sự hộ tống của cảnh sát. Không ít người không cầm được nước mắt. Ký ức ngày 11/9 dường như lại sống dậy.
Năm nay, hơn 600 gia đình nạn nhân đã tới khu số 0. Dự kiến, lễ tưởng niệm sẽ diễn ra trong hai tiếng rưỡi. Được biết, rất nhiều lính cứu hoả và cảnh sát không thể tham dự buổi lễ do phải tham gia chiến dịch cứu trợ nạn nhân bão Katrina.
Cũng xuất hiện tại buổi lễ, Ngoại trưởng Condolezza Rice đã có vài lời chia buồn với các gia đình. ''Giờ phút này, chúng ta nhớ tới những người anh, người chị đã bỏ mạng nơi đây...''
Đọc thêm!

sunday 's timeout

sunday 's timeout. Hôm nay (11/9), tròn 4 năm sau khi Mỹ bị khủng bố, New York dành 4 phút tượng trưng cho 4 thời khắc quan trọng để tưởng niệm các nạn nhân. Đọc thêm!

Thứ Bảy, tháng 9 10, 2005

Tiểu thuyết An lạc dưới trời- Về cái bẫy của thể loại

Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng vừa có bài trả lời phỏng vấn về cuốn tiểu thuyết "An Lạc dưới trời" đươược giải B cuộc thi tiểu thuyết 2002-2004 của Hội Nhà văn VN. Cuốn tiểu thuyết về đề tài lịch sử, nhưng tác giả lại chối bỏ đó là "tiểu tuyết lịch sử". Bài đăng trên báo Văn Nghệ trẻ tuần này
Đọc thêm!

Thứ Sáu, tháng 9 09, 2005

Ti?u thuy?t: C�i b?y c?a �? t�i.- V? ti?u thuy?t �An L?c d�?i tr?i�

Nh� v�n Nguy?n xu�n H�ng v?a c� b�i tr? l?i ph?ng v?n v? cu?n ti?u thuy?t �An L?c d�?i tr?i� ��?c gi?i B cu?c thi ti?u thuy?t 2002-2004 c?a H?i Nh� v�n. Cu?n ti?u thuy?t v? �? t�i l?ch s?, nh�ng t�c gi? l?i ch?i b? t�n g?i n� l� ti?u thuy?t l?ch s?�
B�i ph?ng v?n ��ng tr�n b�o V�n Ngh? Tr?
Đọc thêm!

Thứ Năm, tháng 9 08, 2005


Chao.
I'm writer.
Today 's to begin my new pages in this blog. It 's to late to play. But late or not? Đọc thêm!

Giới thiệu blog này với bạn bè

Tên bạn:
Email:
Email bạn bè:
Ghi chú:

Tell a Friend Form Version 3