truyền hình trực tuyến

Xem các kênh truyền hình trực tuyến Việt Namthế giới

Thứ Bảy, tháng 9 24, 2005

Chúng ta sống ở đâu trên thế giới này? (Tiếp theo- Kỳ 3: Một dòng đời đầy sức sống)

Một dòng đời đầy sức sống.

Tôi tìm đến với các weblog với cái nhìn của một nhà báo chuyên nghiệp, nhưng khi “tiếp xúc” với các blogger, chính tôi lại trở thành một blogger..

Dường như có một dòng chảy đời sống khác đang âm ỉ như suối nguồn, như mạch nước trong lòng đất, như hạt tích nước trên chín tầng mây. Đó là một dòng đời ảo, nhưng lại nói với chúng ta rằng, nó đang chuyên chở sức nặng của những tâm hồn đang sống thật. Hàng ngàn người đã viết thư cho Phan Văn Hòa đồng cảm với anh khi anh ghi lại tâm sự trong những ngày chăm sóc người vợ bị bệnh ung thư. Tôi chắc là có nhà văn cũng đã vào weblog nổi tiếng này. Những dòng viết từ trái tim của cả chủ và khách khiến tôi cảm động. Và còn biết bao blogger khác nữa, họ không định làm văn, những con chữ của họ không là loại văn thơ mà văn đàn đang ồn ào, tốn công sức tung hô hay vùi dập, nhưng lại lay động tâm hồn người đọc. Họ không định làm báo, nhưng những gì họ kể là một phần đời đầy sống động, tươi mới.

Từ xưa đến nay, nhà báo là người khá am hiểu đời sống, nhà văn là người hiểu biết tâm hồn con người, đó là một mệnh đề gần như chân lý. Nhưng hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động, chưa nói to tát đến chuyện khác, cái máy tính hàng ngày trước mắt mọi người, nhưng nó làm biến đổi cuộc sống ra sao, làm thay đổi tư duy và tâm hồn con người thế nào thì hẳn chưa mấy ai hình dung được. Chúng ta hối hả nâng cấp phần cứng, chạy đua update (cập nhật) phần mềm; chúng ta thấy giá trị phần cứng giảm từng ngày, các version (phiên bản) phần mềm tăng số và thông minh lên từng ngày. Điều đó liệu có tác động đến hành vi của con người trong xã hội hay không? Hỡi ôi, trong đầu óc của bạn nhà văn của tôi, trong tư duy của nhà phê bình đáng ghét mà tôi thấy, trong trang viết của đa số chúng ta dường như những phần cứng, phần mềm chưa được nâng cấp, chưa từng được cập nhật.

Tôi hình dung đến một ngày, Hội Nhà văn sẽ có một cổng thông tin thực sự, trên đó các blogger có chỗ chính thống để bàn luận chuyện văn chương, chuyện tâm hồn, bạn đọc có dịp trực tuyến trao đổi với chính các tác giả về những gì họ viết, họ đã và sẽ viết, và về thời thế. Đó thực sự là một lần nữa văn học và nhà văn thâm nhập vào đời sống, một kiểu đi thực tế trong tình hình míi. Không phải chỉ là nhà văn đi ô tô xuống địa phương, mà đó là sự hiện diện của tư cách nhà văn, sự tham gia của nhà văn vào dòng chảy đời sống đương đại, một dòng chảy mạnh mẽ không thể đảo ngược được. Tôi lẩn thẩn nghĩ rằng, cần nắm lấy thế mạnh mà đời sống mang lại, tham gia vào nó hay chí ít cũng nên có ý muốn chung sống với nó thì mới mong thấu hiểu được nó. Mà đáng giận thay, “nó” chính là cuộc sống hiện tại và tương lai. Nhu cầu thâm nhập đời sống, tham gia vào thị trường báo chí hiện đại, phản ánh mọi khía cạnh của đời sống là nhu cầu lớn, còn diễn đàn để tranh luận văn chương chỉ là một mặt hoạt động rất nhỏ mà thôi.

Hiện nay, bạn đọc mạng, “dân lướt net” đa số là những người trẻ tuổi, chủ nhân tương lai của đất nước, và một bộ phận trí thức ở các công sở, cơ quan, doanh nghiệp, đó chính là đối tượng tiềm tàng tham gia “thị trường” chính yếu của văn hóa phẩm, sao các nhà văn lại “sơ ý” chậm tiếp cận?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Giới thiệu blog này với bạn bè

Tên bạn:
Email:
Email bạn bè:
Ghi chú:

Tell a Friend Form Version 3